Chào mừng bạn đăng nhập diễn đàn.
Chúc bạn một ngày tốt lành.Have fun! ^_^
Chào mừng bạn đăng nhập diễn đàn.
Chúc bạn một ngày tốt lành.Have fun! ^_^
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Bắc Giang TL0
=====================================================


THÔNG BÁO: Chuyển địa điểm tập tại Thủy Lợi
sang Nhân Chính

Similar topics

Share | 
 

 Bắc Giang

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
huyền trang

huyền trang

Số bài gửi : 4
Tài sản : 511501
Số lần được thanks : 1
Join date : 18/05/2010
Age : 33
Đến từ-Lớp Đến từ-Lớp : Bắc Giang

Bắc Giang _
Bài gửiTiêu đề: Bắc Giang   Bắc Giang I_icon_minitimeWed Jun 02, 2010 8:34 pm

Vì e là con gái Bắc Giang nên hum nay muốn giới thiệu vs cả nhà đôi nét về Bắc Giang city quê e.
Uhm, đầu tiên là các lễ hội trước nhá! Bắc Giang 854802






LỄ hỘi Xương Giang







Lễ hội Xương Giang được mở ra ở đất Bắc
Giang bắt đầu vào năm 1998 và được duy trì liên tục từ đó đến nay. Đây là lễ hội
được xây dựng trên cơ sở chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang năm 1427 của quân
dân Đại Việt chống lại và đập tan gần 10 vạn quân xâm lược Minh trong gần một
tháng tại địa bàn Lạng Sơn và Bắc Giang ngày nay. Chiến thắng Chi Lăng - Xương
giang chính là chiến thắng quyết định cho nền độc lập của dân tộc ta ở thế kỷ
XV. Trận đánh quân Minh ở Xương Giang
được sử sách coi là trận quyết chiến chiến lược của lịch sử chống ngoại xâm của
dân tộc ta. Vì thế, lễ hội Xương Giang là lễ hội phản ánh lịch sử hào hùng chống
xâm lăng của dân tộc, thông qua các hình tượng văn hoá ngay trên mảnh đất Xương
Giang lịch sử.



Theo các tài liệu lịch sử, chiến thắng
Chi Lăng - Xương Giang bắt đầu từ ngày 10 tháng 10 năm 1427 đến ngày mồng 3
tháng 11 năm 1427. Trong khoảng thời gian này đã diễn ra bốn trận thắng lớn của
nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo.



Trận thứ nhất là trận Chi Lăng ngày 10
tháng10 năm 1427. Trận này đội quân tiên phong của quân Minh do Liễu Thăng chỉ
huy bị bẻ gẫy. Thái tử Liễu Thăng bị chém ở khu vực ải Chi Lăng.



Trận thứ hai là
trận Cần Trạm ( thuộc khu vực Kép, Lạng Giang ngày nay ) vào ngày 15 tháng10
năm 1427. Tại đây viên tướng giặc Bảo Định Bá Lương minh phải tự vẫn.



Trận thứ ba là trận Hố Cát ngày 3 tháng
11 năm 1427, diễn ra trên cánh đồng Xương Giang. Cánh đồng này gồm các khu vực
lớn ở các xã Tân Dĩnh, Xuân Hương, Mỹ Thái ( Lạng Giang ) và Thọ Xương Bắc
Giang.



Tại cánh đồng Xương Giang, quân Minh do
hai viên tướng là Thôi Tự và Hoàng Phúc chỉ huy đã bị vây chặt trong cánh đồng
này, khiến cho chúng không còn cách nào tiến lên để chiếm lại thành Xương
Giang, khi ấy đã về tay nghĩa quân Lam Sơn và do nghĩa quân làm chủ. Sau hơn 10
ngày cố thủ ở đồng Xương Giang, quân Minh đã sức cùng lực kiệt, lương hết, đói
mệt, không còn đủ sức chiến đấu. Lúc này nghĩa quân Lam Sơn mở cuộc tiến quân,
quét một trận tan sạch hơn bảy vạn quân ở cánh đồng này kết thúc chiến cục Chi
Lăng - Xương Giang, buộc quân Minh ở Đông Đô ( Hà Nội ) phải đầu hàng, xin rút
quân về nước. Đất nước Đại Việt mở ra một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập tự
chủ của chế độ phong kiến Việt Nam.



Để có được chiến
thắng Chi Lăng - Xương Giang, nghĩa quân Lam Sơn phải chuẩn bị lực lượng, địa
bàn gần 10 năm kể từ ngày khởi nghĩa. trong chiến dịch Chi Lăng - Xương Giang ,
nghĩa quân Lam Sơn dưới sự chỉ huy của Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã huy động một lực
lượng bằng 1/3 lực lượng quân minh với các đội chính binh và dân binh. Để tổ
chức các trận đánh thắng lợi, nghĩa quân Lam sơn đã cho hạ thành Xương Giang.
Đây là ngôi thành kiên cố và hiểm trở, khó đánh. Gần 10 tháng thành Xương Giang
mới được hạ trước khi viện binh nhà Minh cho quân kéo sang tiếp viện 10 ngày.



Các tướng lĩnh của nghĩa quân Lam Sơn
tham gia chiến dịch có các tướng tài như Trần Nguyên Hãn, Phạm Đình Liêu, Lê
Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Lý, Lê Vân, Lê Ngân….Các tướng đó hầu hết theo Lê Lợi
khởi nghĩa ngay từ những ngày đầu.



Dù đã trải qua hơn năm thế kỷ, dư âm
của chiến thắng Xương Giang vẫn còn vang dội. Sáng sớm ngày mồng 6 tháng giêng
âm lịch, các đoàn người từ các phường xã, giương cờ, gióng trống, xe kiệu với
quần áo rực rỡ, tề chỉnh từ các ngả đường lần lượt tiến về trung tâm khai hội.
Không khí cờ hoa, biểu ngữ, các đoàn quân hành tiến trong tiếng trống, tiếng
chiêng, tiếng nhạc vang lừng làm cho cả thành phố Bắc Giang khí thế hẳn lên.



Trước ngày khai
hội, Tối mồng 5 tháng giêng, thanh niên tổ chức đốt lửa trại. Họ nắm tay nhau,
kết vòng tay lớn quanh đống lửa trại.
Đêm hôm ấy, các làng, các thôn, phường, xã cùng rậm rịch hầu như không ngủ. Mọi
người chuẩn bị cho cuộc hành rước hôm sau. Tại các đình, chùa, đền. miếu và nhà
văn hoá đèn đuốc suốt đêm để tới canh năm hôm sau tề chỉnh săp hàng ngũ, chiêng
trống kéo về nơi khai hội.



Đoàn làng Kế lên đường với xa kiệu,
ngựa, đưa đội quân tượng trưng đức thánh Cao Sơn, Quý Minh về với lễ hội. Đoàn
này lần lượt hội đủ các đội quân hành rước của làng Tiêu, làng Kế, làng Vĩnh
thành một đoàn tiến vào các phố phường.



Đoàn rước của làng Thành, làng Vẽ cũng
đưa đồ rước của đức thánh Cao Sơn - Qúy Minh tham dự. Vốn hai làng là hai lằng
nằm kề bên phía cửu Bắc thành Xương Giang. Trong cuộc kháng chiến chống quân
Minh năm xưa, họ đã về thành trên cót khiến cho quân thù bạt vía kinh hoàng
tưởng quân ta có thần nhân giúp đỡ một đêm đã dựng xong thành.



Đoàn rước của thôn Hoà Yên rầm rộ với
tinh thần của tướng quân nhà nhà Lý Lều Văn Minh đánh quân giặc Chiêm. Họ mang
tới hội niềm kiêu hãnh bởi cha anh xưa cũng có mặt trong cuộc kháng chiến chống
quân Minh.



Đoàn rước của xã Đa Mai, phường Mĩ Độ
lại tiến từ bờ nam sông Thương qua cầu Bắc Giang rồi theo quốc lộ 1A tiến vào khu
khai hội. Làng Đa Mai thờ hai bà công chúa nhà Trần có công đánh giặc Nguyên
thế kỷ XIII ngay tại khúc sông này nên làng đã không rước kiệu mà rước thuyền
với anh linh của hai bà. Họ có một đội kỳ lân, sư tử do các bà đồn múa, rất
hăng say và vui nhộn, đẹp mắt. Người Mĩ Độ thì rước tượng đức thành hoàng với
long đỉnh, bát bửu, hương án…oai phong.



Lễ dâng hương được
tổ chức ở trung tâm khai hội rất long trọng. Ở đây, các lễ chào cờ, lễ đọc diễn
văn, đọc " Đại cáo bình Ngô ", lễ múa ra quân được tiến hành. Giữa
các lễ này đều có nhạc hiệu làm nền vang lên trầm hùng và thức giục lòng người.



Sau khi dâng hương, các đoàn rước trở
về làng mình, làm lễ Am Vị đưa xếp các đồ tế khí, kiệu, ngựa vào vị trí cũ.
Riêng làng Thành và làng Vẽ thì coi như
đã bắt đầu vào hội lệ của làng mình. Cờ, kiệu, ngựa…được đóng tại trước sân
đình. ở khu vực đình, chùa hai làng, các trò vui được tổ chức như: Đu, đu quay,
cờ bỏi, cờ tướng, hát chèo nhà chùa, dâng hương lễ phật, tế thành hoàng và có
tổ chức hương ẩm tới ngày mồng 7 tháng Giêng mới dứt.



Lễ hội Xương Giang là lễ hội mới tổ
chức lại. Hình thức khai hội thay đổi theo từng năm rất phong phú.



Tiếp sau là một số lễ hội truyền thống của địa phương:




Lễ
hội tại Bắc Giang.



Hội đình Thái Đào


Thời
gian
: 19/5 âm lịch
Địa điểm: Xã Thái Đào, huyện Lạng Giang,
tỉnh Bắc Giang
Đối tượng suy tôn: Tướng quân Vũ Thành
Đặc điểm: Thi đấu vật, đu, cờ người,
cờ tướng, cướp cầu.



Hội đình Trúc Tay


Thời
gian
: 22/2 âm lịch.
Địa điểm: Huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Đối tượng suy tôn: Đức thánh Tam Giang.
Đặc điểm: Bơi trải, chèo thuyền bắt vịt.



Hội đền Suối Mỡ


Thời
gian
: 1/4 âm lịch.
Địa điểm: Xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam,
tỉnh Bắc Giang.
Đối tượng suy tôn: Tam tòa Thánh Mẫu.
Đặc điểm: Lễ cầu cho dân khang, vật thịnh,
mùa màng tươi tốt, hát giao duyên.



Hội đền Từ Hả


Thời gian: 8/1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh
Bắc Giang.
Đối tượng suy tôn: Tướng Vũ Thành (có công
trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (thế kỷ 11).
Đặc điểm: Lễ diễn xướng chiến công của tướng
Vũ Thành, thi múa sư tử và chồng người, hát xoong hao - điệu tình ca dân tộc
Dao, thi đấu vật. Hội đền có sự tham gia diễn chèo của nhiều phường chèo trong
vùng nên còn gọi là Hội phường chèo.



Hội chùa Bổ Đà


Thời
gian
: 16-18/2 âm lịch.
Địa điểm: Xã Thượng Lan, huyện Việt Yên,
tỉnh Bắc Giang.
Đối tượng suy tôn: Phật,
Thánh linh Thần tướng
.
Đặc điểm: Hành hương lễ phật.



Hội chùa Canh Bầu


Thời
gian
: 8/11 âm lịch.
Địa điểm: Chùa Canh Bầu, xã Đại Lâm, huyện
Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
Đặc điểm: Tục thi các quả bầu do các nhà
trồng được, bầu nhà nào to đẹp thì được giải.












Hội chùa Sàn


Thời
gian
: 27/2 âm lịch.
Địa điểm: Huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Đặc điểm: Lễ Phật, có lập đàn lễ đón cờ thập
phương, cúng dâng Tam Bảo, Đức Ông, thập điện, lễ Tổ, lễ Mẫu.



Hội chợ Thượng


Thời
gian:
2/1 âm lịch.
Địa điểm: Làng Thượng, xã Cao Thượng, huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
Đối tượng suy tôn:
Cao Sơn - Quí
Minh.
Đặc điểm: Hội chợ vui chơi mùa xuân và mua
bán hàng hóa, đặc sản địa phương.



Hội làng Thắng


Thời
gian
: 7/9 âm lịch.
Địa điểm: Đình làng Thắng, xã Đức Thắng,
huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
Đối tượng suy tôn: Khổng Minh Không (nhà sư
thời Lý), Dương Tự Minh (tướng nhà Lý).
Đặc điểm: Tế lễ, triển lãm các công cụ nghề
rèn, chạy thi cướp cờ, cướp cầu, lễ khao quân giữa sân đình.





Hội Mỹ An


Thời
gian
: 7/1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Trường Giang, huyện Lục Nam,
tỉnh Bắc Giang.
Đối tượng suy tôn: Tướng Vũ Thanh (đánh giặc
Tống, thời nhà Lý).
Đặc điểm: Đánh trận giả, tung lộc (lễ vật),
cướp cầu may, thi làm bánh.






Hội trám rụng


Thời
gian
: Tháng 8 âm lịch.
Địa điểm: Xã Đồng Vương, huyện Yên Thế, tỉnh
Bắc Giang.
Đặc điểm: Nơi mở hội là ngôi nhà tốt nhất
trong bản. Lễ vật là những quả trám làm bằng xôi. Sau nghi lễ cúng bái, quả
trám xôi sẽ được tung cho mọi người nhặt để cầu may.







Lễ hội Yên Thế

Thời
gian
: 16/3 dương lịch.
Địa điểm: Thị trấn Cầu Gồ, huyện Yên Thế,
tỉnh Bắc Giang.
Đối tượng suy tôn: Hoàng Hoa Thám, lãnh tụ
nông dân đã lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp ròng rã suốt 30 năm trời. Cuộc khởi
nghĩa Yên Thế đã ghi thêm trang sử chói lọi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân
tộc ta.
Đặc điểm: Thi đấu vật, đu, cờ người, cờ
tướng, cướp cầu...
========================================================================
Về Đầu Trang Go down
 

Bắc Giang

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

Upload hình
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Giao lưu :: Giao lưu-buôn chuyện :: Vào đây chém-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất