Admin Admin
Số bài gửi : 156 Tài sản : 534624 Số lần được thanks : 22 Join date : 12/05/2010 Age : 35 Đến từ-Lớp : CLB Karatedo Uy Sơn
Character sheet game:
| Một số nhà nghiên cứu khẳng định vật tổ của người Việt là con "cá sấu" (Theo Từ điển Tiếng Việt của Văn Tân), là con "lân trùng" (rắn có vảy) hay con "giao long", một loài cá sấu (Ðinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên - Văn học dân gian Việt Nam). Và Nguyễn Minh Hiệu đã chứng minh bằng nhiều cứ liệu: con rồng Việt chính là con cá sấu, vật tổ chính của người Việt cổ (tạp chí Khảo cổ học, 1983, số 2). Khởi đi từ con rồng - sấu, con rồng Việt trong lịch sử đã biến đổi nhiều do sự tích hợp các yếu tố du nhập từ bên ngoài.
A. Các dạng Rồng.
1. Rồng - Sấu: Hình 1a
2. Rồng sấu - Rắn: Rồng (đầu là cá sấu, dưới là rắn cuộn) trên tấm yểm tâm của áo giáp ở Ninh Bình.
3. Rồng - Rắn với đầu cá sấu: Rìu vai, đồng, thế kỷ 5-3 trước CN, Ðồng Sơn, Bảo tàng lịch sử Hà Nội.
4. Rồng Mèo: Rồng - Mèo là hình dạng rồng in trên mảnh sành được phát hiện ở Bắc Ninh: đầu sấu đã biến mất, đầu ngắn hơn và cổ dài, cánh và vây lưng là những đường vạch dài, râu và lông ở khuỷu chân đã có hình dạng của con rồng Ðại Việt.
5. Con Rồng thời Ngô (939 - 965): Thể hiện trên một viên gạch tìm thấy ở Cổ Loa, chiều dài chung có ngắn, thân mèo, vây lưng cá.
6. Rồng - Rắn: Là hình dạng loài rồng nổi tiếng của Thời Lý (1010 - 1225). Hình (6. a).
Và Thời Trần (1225-1400). Rồng thời kỳ này là biểu tượng cho vua, cho sự thịnh vượng. Có điều, con rồng Lý là rồng-văn, còn rồng Trần là rồng - võ, tức rồng Trần dũng mãnh hơn rồng Lý. Hình (6. b).
7. Rồng - Ðầu sư tử/ Lân: Con rồng đời Lê tuy vẫn kế thừa hình tướng của rồng thời Lý - Trần, nhưng cũng đã du nhập ngoại dạng của rồng phương Bắc: dữ, uy nghi. Thời Tây Sơn phục hồi hình dạng của rồng đời Trần và Lê Sơ: thân rồng đẹp, mềm mại và cái đầu dũng mãnh. Ðầu rồng này giống như hình rồng trên đồng tiến Cảnh Thịnh (1792-1802): đầu sư tử/ lân.
8. Rồng thời Nguyễn: Giai đoạn 1802-1883; sự mới mẻ của nó là đuôi xoắn ốc và toả nhiều vây dạng đao lửa dài. Rồng thời Nguyễn giai đoạn 1883-1945 biến đổi theo sự suy đổi của nghệ thuật giai đoạn này: mất đi vẻ tự nhiên và dũng mãnh, trở nên thô cứng và ước lệ.
B. Các dạng Tiên.
Chim lạc và Âu cơ:
Nếu truyện Họ Hồng Bàng trong Lĩnh Nam chích quái nói về tục vẽ mình theo hình giao long đã cho thấy người Việt cổ đồng nhất mình với vật tổ giao long, thì hình người hoá trang/ đội lốt chim trên các trống đồng đã cho thấy người Việt cổ cũng đồng hoá mình với chim. Giao long và chim là vật tổ của người Việt cổ (Văn Lang hay Lạc Việt).
Chim thấy trên trống đồng gồm loại chim bay và chim đứng. Loại chim bay là chim lạc. Chim đứng trên mái nhà hình thuyền giống chim công, gà và đa số đứng dưới đất là loài chim nước: cò, bồ nông, xít...
Kết hợp thể "âm dương lưỡng hợp" chim-rồng ở đây là giao long và chim lạc. Ðó là những biểu hiện đơn nhất ở một số mặt trống đồng (Hoà Bình, Phú Xuyên) và không thuần nhất, tức chim lạc xen với các loại chim nước(âu) khác ở một số mặt trống đồng khác. Phải chăng do hiện tượng không thuần nhất này mà Lạc - Long đã thành Lạc Long Quân - Âu cơ? Chim-rồng là đề tài còn bảo lưu mãi về sau: hình in trên viên gạch phát hiện ở chùa Lim trong một ngôi mộ cổ (Thế kỷ 1, sau CN).
Cha Rồng - Mẹ Tiên:
Lạc Long Quân - Âu cơ ở đây đã là tôn danh: Quân (vua) và Cơ (cũng gọi là ky: mỹ hiệu của phụ nữ) theo Ðào Duy Anh (Hán Việt từ điển). ở đây vấn đề cần giải quyết là tại sao "Lạc Long Quân - Âu cơ" lại trở thành "Cha Rồng - mẹ Tiên"?
Việc xác định tông tích của Âu Cơ là tiên xuất hiện lần đầu trong Lĩnh Nam chích quái (thế kỷ 15) tại đoạn đối thoại của Lạc Long Quân: "Ta là nòi rồng, đứng đầu thuỷ tộc, nàng là giống tiên, sống ở trên đất...". Do đó việc giải đáp vấn nạn trên buộc phải truy cứu các dữ liệu lịch sử-văn hoá của thời đại đó, tức trong và trước thế kỷ 15: thời Lý - Trần. Cụ thể trong nghệ thuật đồ tượng Lý -Trần, các công trình nghiên cứu đã cho chúng ta thấy có rất nhiều phù điêu, hình chạm khắc và tượng tròn (gỗ và đá) về đề tài "tiên" ở nhiều di tích khác nhau (chùa Phật Tích, Chương Sơn, Long Ðội, chùa Dâu, chùa Bối, Thái Lạc...) dưới các tên gọi và chú thích (chưa thật sự chính xác) là: "tiên nữ/ Apsara", "nhạc công/ Gandharva", "nữ thần chim/Kinnari"...Rõ ràng đây là kết quả có gốc từ tám loại chúng sanh gọi là "bát bộ chúng" của Phật giáo gồm: 1. Thiên (Ðêva); 2. Long (Naga); 3. Dạ xoa (Yasha); 4. Atula (Asura; phi thiên); 5. Ca lâu la (Garuda: chim thần Kim Sí điểu); 6. Càn - thát bà (Gandharva); 7. Khẩnnala (Kinnara); 8. Ma hầu la già (Mahôraga: đại xà vương). Trong tám loại chúng này có ít ra bốn loại có thể được coi là tiên. Hình minh hoạ:
Bốn loại có thể được coi là tiên gồm:
- Ðêva là thiên, Ðêvi: thiên nữ: tiên nữ. Xét về hình tướng thì đây là các loại tiên nữ trang trí mũ miện, đầu tóc mỹ lệ như vũ công, ca công hầu hạ, tán tụng việc thuyết pháp.
- Atula là loại phi thiên, thường có hình tướng tiên nhân đang bay lượn kèm với các dây lụa dài uốn lượn gọi là "phong đai" như vũ công múa lụa.
- Càn thát bà là nhạc thần, hương thần (thần chỉ sống bằng hương thơm). Ðây là thần Bàlamôn giáo (có đến 6.333 vị); trong kinh Diệu pháp liên hoa của Phật giáo có bốn loại. ở ấn Ðộ, Càn thát bà được hiểu là "diễn viên". Về hình tướng có thuyết cho rằng loại này thân có nhiều lông vũ, nửa ngưòi nửa chim, hình dáng đẹp. Có thuyết chỉ rõ; thân lộ màu da thịt, tay trái cầm sáo trúc, tay phải cầm bảo kiếm.
- Khẩnnala, dịch nghĩa là nghi thần (đầu có sừng nên khi thấy sinh tâm hoài nghi vì không giống người). Loại chúng này có biệt tài ca múa giỏi, chuyên tẩu các bài nhạc nói về đạo pháp. Về hình tướng thường có một cái trống nằm ngang hay hai cái trống đứng trước mặt, tư thế là nhạc công chơi trống.
Trong bốn loại tiên này thì Càn thát bà do có hình tướng người – chim nên dễ được đồng nhất với Âu Cơ (nói như vậy là xét về lý, còn trong thực tế về hình tướng cụ thể đều có khả năng tham chiếu cả Atula và Kanara/Kanari...). Phải chăng đó là cơ sở lịch sử - văn hoá của thời kỳ đạo Phật là quốc giáo mà tác giả Lĩnh Nam chích quái đã dựa vào đó mà "tiên hoá" mẹ Âu Cơ, tức chim đã được biến thành tiên. Ðó là nguyên nhân lịch sử mà cụ thể là sự tích hợp cũ- mới, nội sinh - ngoại sinh để "Lạc Long Quân - Âu Cơ" thành "Cha rồng - mẹ tiên" đầy thiêng liêng và tự hào đối với mỗi con dân Việt.======================================================================== | |