Chào mừng bạn đăng nhập diễn đàn.
Chúc bạn một ngày tốt lành.Have fun! ^_^
Chào mừng bạn đăng nhập diễn đàn.
Chúc bạn một ngày tốt lành.Have fun! ^_^
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
LỊCH SỬ SỨC MẠNH DÂN TỘC VIỆT NAM TL0
=====================================================


THÔNG BÁO: Chuyển địa điểm tập tại Thủy Lợi
sang Nhân Chính


Share | 
 

 LỊCH SỬ SỨC MẠNH DÂN TỘC VIỆT NAM

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
HuyendaiKarate
Huấn luyện viên
Huấn luyện viên
HuyendaiKarate

Số bài gửi : 714
Tài sản : 510718
Số lần được thanks : 53
Join date : 14/05/2010
Đến từ-Lớp Đến từ-Lớp : CLB Karatedo Uy Son

LỊCH SỬ SỨC MẠNH DÂN TỘC VIỆT NAM _
Bài gửiTiêu đề: LỊCH SỬ SỨC MẠNH DÂN TỘC VIỆT NAM   LỊCH SỬ SỨC MẠNH DÂN TỘC VIỆT NAM I_icon_minitimeTue May 18, 2010 2:26 am

Thầy thấy bài này tuy dài nhưng mà rất hay nên coppy về cho mọi người cùng xem!
Ai có thời gian thì dõi theo dòng lịch sử hào hùng VN nha!

SỨC MẠNH DÂN TỘC VIỆT NAM

Cho đến nay, sức mạnh của dân tộc Việt vẫn được coi là một điều huyền bí với nhiều người Ngoại quốc, thuộc đủ mọi ngành sinh hoạt xã hội. Họ ngạc nhiên khi thấy Việt Nam, nhỏ bé bên cạnh Trung Hoa khổng lồ luôn tìm cách xâm lăng đồng hóa mà vẫn hiên ngang tồn tại. Họ sửng sốt khi thấy người Việt với vóc dáng gầy nhỏ, có thể có một sức chịu đựng dẻo dai lạ lùng, trước mọi thiếu thốn và khổ cực. Đã có nhiều người lượng giá và thú nhận là đã lượng giá sai lầm. Như vậy, sức mạnh của dân tộc Việt ở đâu?

VÀI DỮ KIỆN LỊCH SỬ VỀ KHẢ NĂNG TỰ TỒN CỦA DÂN TỘC VIỆT.

Trên một ngàn năm Bắc thuộc, người Tàu đã tìm đủ mọi cách đồng hóa dân tộc Việt: đổi thành quận, huyện, bắt nói tiếng Tàu, học chữ Tàu, bận y phục Tàu, theo phong tục, tập quán Tàu. Kết cuộc: mọi chương trình đồng hóa đều thất bại, mặc dầu Việt Nam ở ngay kế cận Trung Quốc, khác hẳn với nhiều dân tộc khác trên thế giới dù ở xa chính quốc cũng dễ dàng bị đồng hóa, dù chỉ trong một thời gian ngắn ngủi.

Thời Lý, Lý Thưỡng Kiệt án binh lập phòng tuyến chống cự với quân nhà Tống ở sông Như Thủy Bắc Ninh ra quân rất ít. Kết cuộc: Quân Tống phải rút về vì lính Tàu không chịu nổi thủy thổ nên ngã bệnh; nếu còn tiếp tục cầm cự nữa sẽ thảm bại.

Thời Trần, quân Mông Cổ, 3 lần tiến đánh Việt Nam sau khi đã thắng từ Á sang Âu, chọc thủng phòng tuyến, chiếm Thủ Đô Thăng Long. Rút cuộc, Mông Cổ đã thảm bại trước tinh thần toàn dân kháng chiến và chiến lược Trần Hưng Đạo Dĩ đoản thắng tràng (không dùng tràng trận chỉ dùng đoản trận đánh chớp nhoáng rồi rút) cùng triệt để khai thác thủy chiến và lối đánh rừng núi, là những chiến thuật mà quân Mông Cổ sinh trưởng ở sa mạc không thiện dụng.

Thời Lê, kế hoạch phục quốc của Lê Lợi đã thành công sau 10 năm khởi nghĩa, mặc dầu đã 3 lần Ông bị truy diệt tới tận nghĩa khu Chí Linh, thậm chí vợ con bị tàn sát, thân mình phải đổi áo nhờ Lê Lai thế mạng mới thoát chết.

Thời Quang Trung đại đế, trước sự tiến quân ồ ạt của 200.000 quân Tôn Sĩ Nghị, Quang Trung Đại đế chỉ cần nhận định Đàn Ngô Cẩu kia sang đây chỉ là mua lấy cái chết đó thôi!. Và Ông xuất quân với lực lượng 100.000 tướng sĩ, phá tan 200.000 quân Thanh không đầy một tuần lễ.

Như vậy, những dự kiện lịch sử điển hình đã cho chúng ta một ý niệm tiên khởi về sức mạnh của dân tộc Việt: lấy ít thắng nhiều, lấy tinh mật chống hỗn tạp, lấy kiên trì chống khẩn tốc, lấy khẩn tốc chống trì hoãn.

UYÊN NGUYÊN CỦA SỨC MẠNH VIỆT: KHẢ NĂNG ĐA HIỆU

Không phải chỉ riêng một mình dân tộc Việt là phải đương cự với 4 vấn đề sinh tồn cùng lúc: Bắc xâm, Nam tiến, nội loạn và thiên nhiên. Chúng ta đã thấy nhiều dân tộc cũng ở trường hợp tương tự: Do Thái (cũ) tại Trung Đông, Chiêm Thành, Bồn Man, Chân Lạp tại Bán đảo Đông Dương. Nhưng các dân tộc này đã không vượt nổi các khó khăn của họ, nên đã bị thôn tính!

Việt Nam ở kế cận ngay khối khổng lồ Trung Quốc, đã thường xuyên phải đối phó với nạn Bắc xâm, vì Trung Quốc luôn luôn nuôi ý đồ mở rộng lãnh thổ về phía xích đạo, đã đặc biệt chiếu cố tới Việt Nam hơn các nước lân cận, vì Việt Nam vừa giàu tài nguyên, vừa thuận tiện cho cả ba mặt tiến quân bằng Thủy vận, Hải vận và Lục vận. Đôi khi Trung Quốc còn nham hiểm tới mức cấu kết với các dân tộc phía Nam (Chiêm Thành) và phía Tây (Lão Qua) cùng tiến đánh để Việt Nam phải dàn mỏng sức mạnh ở cả bốn phía ( kể cả mặt biển) thụ địch.

Cùng với nạn Bắc xâm, Việt Nam cũng đồng thời phải quyết định tự lựa chọn lấy một trong hai giải pháp: một là chấp nhận Nam xâm, hai là phải Nam tiến để vừa mở rộng lãnh thổ, vừa dẹp bỏ được lưỡi dao nhọn dí sát sau lưng. Dân tộc Việt không đặt nặng vấn đề Tây tiến (sang Lào - Quốc) vì Lào - Quốc tuy đôi khi có động binh với Việt Nam, nhưng vì địa thế trường sơn hiểm trở, nên không gây nổi cho dân tộc Việt những mối nguy hiểm lớn lao làm ảnh hưởng tới đại cuộc.

Đã thế, trong suốt lịch sử Việt Nam, các triều đại gần như thường xuyên phải đối phó với vấn đề nội loạn do tình trạng phong hầu kiến địa tạo nên trong lúc trình độ giao thông vận chuyển còn ấu trĩ (không thể mỗi lúc một động binh chinh phạt được).

Cùng với cả 3 nạn trên, Việt Nam còn phải thường xuyên đối phó với giặc thiên nhiên: gió bão, lụt lội, nắng hạn, khẩn hoang v.v... trực tiếp đe dọa những vấn đề dâng với cả 3 Bắt buộc phải đồng thời đối phó với 4 vấn đề sinh tử, dân tộc Việt chỉ còn một trong hai lối thoát: một là thất bại để bị tiêu diệt. Hai là thành công để tồn tại và trưởng thành. Tất cả các triều đại Việt Nam đều phải thử sức với 4 vấn đề ấy. Triều đại nào thành công, sẽ tồn tại lâu dài và ngược lại, sẽ bị thay thế bằng một triều đại khác.

Thói quen phải đối phó với 4 vấn đề sinh tử, dân tộc Việt phải tự trau dồi cho mình một khả năng đa hiệu: Hưng Đạo Vương vừa là tướng giỏi, vừa là nhà cai trị lỗi lạc: cùng với việc luyện quân, còn thành lập Quốc học viện và Giảng võ đường, động viên cả hoàng thân quốc thích vào việc học tập múa gươm cưỡi ngựa và chỉ huy những đạo dân binh vào việc khẩn hoang. Nguyễn Công Trứ vừa là một nhà thơ, một học giả, một nhà cai trị lỗi lạc ( Tổng đốc), vừa là một tướng giỏi thường xuyên điều quân đi dẹp loạn, vừa là một nhà khai khẩn tài ba (khai khẩn đất hoang vùng biển, thiết lập 2 huyện Tiền Hải tại Thái Bình và Kim Sơn tại Ninh Bình). Người binh sĩ Việt Nam cũng vậy, sẵn sàng thay đổi nhiệm vụ từ đánh giặc sang phá rừng, làm rẫy, cày ruộng, đánh cá v.v... một cách rất tự nhiên.

Uyên nguyên của sức mạnh Việt chính bắt nguồn từ khả năng đa hiệu này để vận dụng vào cuộc đấu tranh sinh tồn của cộng đồng.

SỨC MẠNH TINH THẦN TIÊN KHỞI: TINH THẦN CÂY TRE

Cây tre là một biểu tượng quen thuộc nhất với nếp sống Việt. Nó gần gụi với người Việt đến nỗi từ đồng quê tới thành thị, từ thành thị về rừng núi; ở miệng cụ già cũng như ở môi trẻ thơ ; cây tre là hình ảnh quen thuộc với mọi người, mọi nơi, mọi thời đại.

Hình ảnh này được ông M.Pujarniscle diễn tả và nhận định rất chính xác bằng một đoạn văn dưới đây:

Người Việt Nam, mà một vài quan sát viên nông nổi gán cho là mềm yếu và thụ động, trái lại đã không phải không có cá tính, lòng bền bỉ, sự cương quyết. Danh từ cương quyết có thể làm nhiều người ngạc nhiên, vì theo quan niệm Tây phương, chúng ta biểu hiện sự cương quyết dưới một hình thức cốt yếu hoạt động và dường như bộc lộ. Đối với chúng ta, đó là một sức mạnh bẻ vỡ bất cứ vật gì bắt gặp, dù chính mình có Người Tính cương quyết của người Việt Nam có nhiều điểm khác, trước hết, đây là sự mềm dịu, tính kiên nhẫn, tính ám ngôn. Con đường được chọn để đưa đến kết quả, không phải luôn luôn là con đường thẳng; tuy nhiên vẫn đạt tới đích trong thời gian cần thiết. Đây không phải là sự cương quyết của cây sến đứng đầu bão táp , mà là của cây sậy, hay đúng hơn, của cây tre rất mềm mại nhưng rất cứng rắn, mà người Việt Nam gọi là Quân tử, chắc chắn là do cây tre ngã xuống mà không gẫy, điều này đã tạo lập trước mắt họ một đạo lý quân tử siêu phàm (Suprême sajesse)

Như vậy, tinh thần cây tre , sức mạnh tinh thần tiên khởi của dân tộc Việt, thực ra là tinh thần gì?

Cứng mà mềm mại, đổ mà không gẫy - Đó là hai đặc tính của sức mạnh tinh thần Việt do ông PUJARNISCIE đã tìm thấy.

Nhưng thật ra, ý nghĩa của tinh thần cây tre còn đi xa hơn. Nó vừa tượng trưng cho hư tâm (lòng rỗng không) theo Lão Trang, vừa biểu hiện cho tinh thần quân tử của Khổng Tử và tinh thần đại trượng phu của Mạnh Tử.

Nó phối hợp được cả hai nguyên lý: cứng mềm, phải quấy, tốt xấu của Lẽ Đạo. Nó biểu hiện tinh thần cương nhu phối triển của người Việt: trong cứng có mềm, trong phải có quấy, trong tốt có xấu, và ngược lại, như trong dương có âm, trong âm có dương.

Sức mạnh tinh thần này đối chiếu với sự tồn tại của dân tộc Việt, càng sáng rõ: tiền nhân chúng ta thường xuyên thực hiện chủ trương Bắc hòa Nam tiến để tồn tại. Bởi vậy, trong chiến có hòa, trong hòa có chiến : mỗi lần thắng xong một nạn Bắc xâm, tiền nhân ta lại xin thần phục, phong vương là triều cống để rãnh tay đối phó với mặt Nam. Mặt khác, trong cuộc Nam tiến, dân tộc Việt cũng đi thật chậm theo kế hoạch tằm ăn dâu : thắng xong, đòi cắt thêm đất chuộc tội, rồi lại nghỉ ngơi dưỡng quân và nuôi dân một thời gian trước khi tiếp tục thực hiện kế hoạch Nam tiến từng chút một, đến thành công.

SỨC MẠNH TINH THẦN 2:

DÂN TỘC VIỆT CỐ GẮNG HÒA DIỆU SINH HOẠT TINH THẦN VÀ SINH HOẠT VẬT CHẤT

Chúng ta cảm phục tính thực tế của người Tàu hơn chúng ta , và đồng thời cảm phục tính thực tế của người Mỹ hơn người Tàu. Nhưng chúng ta không thể bắt chước hoàn toàn tính thực tế này được, vì thực tế quá sẽ trở thành máy móc, thiển cận, không tạo được sự hòa diệu cần thiết giữa sinh hoạt tinh thần và sinh hoạt vật chất.

Sự hòa dịu truyền thống này đã được chứng minh ngay trong nếp sống Việt truyền thống: người được quý trọng nhất không phải là những doanh thương, phú hộ mà là các thân hào, nhân sĩ trong vùng: Cụ cử, ông tú, thầy đồ, anh khóa, thầy lang (vị danh y trong vùng giúp đỡ nhiều người nhất).

Các vị doanh thương, phú hộ cũng không phàn nàn gì khi xếp vào hạng ngồi chiếu dưới ở giữa chốn đình trung : người có tiếng, kẻ có miếng. Vậy là công bằng. Các vị thượng quan đang quyền cao chức trọng một thời, lúc lui về vui thú điền viên với con trâu thửa ruộng mảnh vườn và sự quý trọng của mọi người, cũng không thắc mắc gì về gia tư điền sản của mình thua kém nhiều người khác.

Chính vì thế mà các triều đại chính thống của Việt Nam đều cố gắng hòa dịu mọi cơ cấu sinh hoạt tinh thần và sinh hoạt vật chất của dân tộc, để tạo một thế quân bình đặc biệt cho sự sinh tồn của dân tộc. Các triều đại Lý-Trần-Lê-Nguyễn đều cố gắng phát triển văn học song song với võ học, củng cố guồng máy hành chánh song song với những hoạt động về kinh tế để cải thiện đời sống cho nhân dân. Câu Văn võ toàn tài thường được dùng để chỉ một mẫu người trai Việt lý tưởng, luôn luôn có đủ khả năng để ứng dụng vào mọi hoạt động đánh giặc và kiến quốc.
========================================================================
Về Đầu Trang Go down
http://karatevn.tk
HuyendaiKarate
Huấn luyện viên
Huấn luyện viên
HuyendaiKarate

Số bài gửi : 714
Tài sản : 510718
Số lần được thanks : 53
Join date : 14/05/2010
Đến từ-Lớp Đến từ-Lớp : CLB Karatedo Uy Son

LỊCH SỬ SỨC MẠNH DÂN TỘC VIỆT NAM _
Bài gửiTiêu đề: SỨC MẠNH TINH THẦN   LỊCH SỬ SỨC MẠNH DÂN TỘC VIỆT NAM I_icon_minitimeTue May 18, 2010 2:28 am

SỨC MẠNH TINH THẦN 3:

THÁI DỤNG TINH HOA NGOẠI NHẬP NHƯNG KHÔNG HỖN THUỘC

Một đặc tính nữa đã tạo ra sức mạnh tinh thần đặc biệt của người Việt, là: dân tộc Việt luôn luôn cầu tiến, sẵn sàng thái dụng tinh hoa ngoại nhập nhưng không chịu hỗn thuộc, đồng hóa. Đặc tính này có thể so sánh ngay các nước bạn kế cận với chúng ta: Việt Nam tuy cũng nhận chịu ảnh hưởng tam giáo (Nho-Đạo-Phật) của Trung Quốc và Aán Độ du nhập nhưng đã đồng hóa với truyền thống văn hóa Việt Nam và vẫn còn tiếp tục thừa nhận các tư trào văn hóa, tôn giáo khác như : Công giáo, Tin Lành, Đạo Bahái v.v...

Sự thái dụng tinh hoa ngoại nhập được biểu hiện dưới nhiều hình thức, nhưng hình thức nào cũng được hòa diệu vào truyền thống văn hóa Việt Nam: hoặc giữ nguyên tinh lý nhưng thái dụng tổ chức, hoặc thái dụng các tinh hoa ngoại nhập với văn hóa truyền thống để trở thành một tôn giáo mới như : Phật giáo Hòa Hảo, Đại Đạo Tam kỳ phổ độ (Cao Đài) v.v... Về bộ môn ngôn ngữ, văn tự, chúng ta chấp nhận du nhập Hán văn nhưng đã thái dụng vào ngôn ngữ Việt; chấp nhận du nhập La tinh ngữ, nhưng đã sớm biến chế thành quốc ngữ để thay thế Hán tự và chữ Nôm. Về võ học, chúng ta chấp nhận mọi tinh hoa võ học ngoại nhập, nhưng đồng thời cố gắng xiển dương võ học dân tộc với tinh hoa võ học ngoại nhập thành một ngành võ riêng biệt (Vovinam Việt Võ Đạo). Trong l úc nhìn sang các nước láng giềng, ta thấy : Chiêm Thành, Kamphuchia, Lào quốc nhận chịu ảnh hưởng nặng nề nền văn hóa Aán Độ, từ tôn giáo (lấy Phật giáo làm quốc giáo), ngôn ngữ văn tự (chữ Phạn, chữ Bali), kiến trúc v.v.... Xa hơn một chút, ta thấy dân tộc bạn Phi Luật Tân hoàn toàn thất bại trong việc thống nhất ngôn ngữ, văn tự (vì có trên 50 tiếng nói bộ tộc), nên cuối cùng đã dùng Anh ngữ làm Quốc Ngữ.

Mặc dầu ở một vị thế đặc biệt luôn luôn nhận chịu rất nhiều ảnh hưởng và thế lực ngoại nhập (cửa ngõ, hành lang Đông Nam Á), chúng ta không những đã tránh hẳn được sự lệ thuộc vào bất cứ một ảnh hưởng nào, mà còn tránh hẳn được sự hỗn thuộc vào đủ mọi tư trào và ảnh hưởng văn hóa để trở thành một quốc gia có một nền văn hóa lộn xộn đầu Ngô mình Sở. Rõ ràng là dân tộc Việt Nam có một sức mạnh tinh thần đặc biệt nên mới có thể bảo tồn được truyền thống văn hóa của mình, trong lúc vẫn liên tục thái dụng mọi tinh hoa ngoại nhập để làm giàu thêm cho vốn liếng tinh thần sẵn có.

SỨC MẠNH TINH THẦN 4

ÓC SÁNG TẠO VÀ TÁI TẠO

Mặc dầu là nước nghèo và thường xuyên phải đứng trước sự tàn phá của chiến tranh nên vẫn chưa có cơ hội khai triển được hết khả năng của mình, dân tộc Việt vẫn tỏ ra có óc sáng tạo và óc tái tạo (bắt chước, học hỏi) đáng phục.

Về óc sáng tạo: binh pháp Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo đã làm Trung Quốc phải khâm phục. Thời Tống, nhà Tống đã cho tổ chức và huấn luyện lại quân đội theo binh pháp Lý Thường Kiệt.

Mãi đến thế kỷ thứ hai mươi trên thế giới mới hình thành chiến tranh du kích. Hàng ngàn năm về trước, Triệu Quang Phục đã phát kiến ra loại chiến tranh này, đương cự với quân Tàu thời Bắc thuộc hàng năm trời đằng đẵng.

Thuốc súng được thiện dụng tại Tây phương, thực ra là phát minh của Hồ Quý Ly - Hồ Nguyên Trừng khi bị bắt sang Trung Quốc sau cuộc chiến tranh với nhà Minh, và được người Tàu khai thác trong nghề làm pháo.

Điều thú vị hơn nữa, là chiếc tàu ngầm đầu tiên được hạ thủy trên thế giới là chiếc tàu ngầm của Việt Nam do cụ VÕ DUY THANH thời Tự Đức chế tạo. Tất nhiên là nó bằng gỗ, vì tư nhân đâu có đủ phương tiện chế tạo những vật dụng khổng lồ. Và cũng tất nhiên là sáng kiến này bị bác bỏ cũng như bản (Bát Điều Trần ) của Nguyễn Trường Tộ, vì triều đình Tự Đức là một triều đình bảo thủ nên không ưa tất cả những gì là sáng kiến, tiến bộ vì cho rằng không cần thiết.

Trong phạm vi nghề nghiệp, từ việc trộm ngô (bắp) trộm đậu của các sứ giả sang Tàu, việc cử người sang Tàu ở trà trộn hàng chục năm để học nghề in đem về nước truyền lại, việc thái dụng ngôn ngữ, văn tự, võ học, binh pháp ngoại quốc gần như là những nỗ lực thường xuyên của dân tộc Việt. Chính những nỗ lực này đã trở thành một sức mạnh tinh thần đặc biệt của dân tộc Việt, một thứ tư bản trí thức mà dân tộc nào, thời đại nào cũng luôn luôn cần đến.

(sưu tầm)
========================================================================
Về Đầu Trang Go down
http://karatevn.tk
HuyendaiKarate
Huấn luyện viên
Huấn luyện viên
HuyendaiKarate

Số bài gửi : 714
Tài sản : 510718
Số lần được thanks : 53
Join date : 14/05/2010
Đến từ-Lớp Đến từ-Lớp : CLB Karatedo Uy Son

LỊCH SỬ SỨC MẠNH DÂN TỘC VIỆT NAM _
Bài gửiTiêu đề: Re: LỊCH SỬ SỨC MẠNH DÂN TỘC VIỆT NAM   LỊCH SỬ SỨC MẠNH DÂN TỘC VIỆT NAM I_icon_minitimeTue May 18, 2010 2:33 am

I_m_NOOB LỊCH SỬ SỨC MẠNH DÂN TỘC VIỆT NAM Drop_down
Môn Sinh K4 :


Hay quá, không ai vào thì mình póc tem cái. Em nhiệt tình ủng họ quan điểm Việt Nam ta lúc nào cũng kiên cường bất khuất từ cổ chí kim không thể chối cãi nhưng còn ngày nay thì sao khi mà càng ngày càng ít người quan tâm tới vấn đề của đất nước. Em cảm thấy bất kì võ sinh nào gia nhập các CLB để học võ là đã có tinh thần dân tộc rùi. Người học võ là người yêu nước( ngeh na ná thi đua là yêu nước hay sao ấyLỊCH SỬ SỨC MẠNH DÂN TỘC VIỆT NAM Smiley20).

Nói chung CLB mình là 1 CLB tiêu biểu cho sức mạnh Việt Nam, ai ủng hộ bấm Thanks nhiệt tình.LỊCH SỬ SỨC MẠNH DÂN TỘC VIỆT NAM Smiley12LỊCH SỬ SỨC MẠNH DÂN TỘC VIỆT NAM Smiley12LỊCH SỬ SỨC MẠNH DÂN TỘC VIỆT NAM Smiley12
========================================================================
Về Đầu Trang Go down
http://karatevn.tk
Sponsored content




LỊCH SỬ SỨC MẠNH DÂN TỘC VIỆT NAM _
Bài gửiTiêu đề: Re: LỊCH SỬ SỨC MẠNH DÂN TỘC VIỆT NAM   LỊCH SỬ SỨC MẠNH DÂN TỘC VIỆT NAM I_icon_minitime

========================================================================
Về Đầu Trang Go down
 

LỊCH SỬ SỨC MẠNH DÂN TỘC VIỆT NAM

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

Upload hình
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Việt Nam online :: Việt Nam online :: Lịch sử-
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất