Chào mừng bạn đăng nhập diễn đàn.
Chúc bạn một ngày tốt lành.Have fun! ^_^
Chào mừng bạn đăng nhập diễn đàn.
Chúc bạn một ngày tốt lành.Have fun! ^_^
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
chuyện lạ TL0
=====================================================


THÔNG BÁO: Chuyển địa điểm tập tại Thủy Lợi
sang Nhân Chính

Similar topics

Share | 
 

 chuyện lạ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
1102
Khách Quý
Khách Quý
1102

Số bài gửi : 50
Tài sản : 510402
Số lần được thanks : 5
Join date : 12/05/2010
Age : 33
Đến từ-Lớp Đến từ-Lớp : tu do

chuyện lạ _
Bài gửiTiêu đề: chuyện lạ   chuyện lạ I_icon_minitimeThu May 13, 2010 10:14 am

Suzucho Karate Do và những chuyện ly kỳ


Tác giả

gacon chuyện lạ Drop_down
Khách Quý Của Diễn Đàn
chuyện lạ Blank


Tham gia: 09/5/2010
Đến từ: gò vấp
Trạng thái: Ngoại tuyến
Bài viết: 32



Suzucho Karate Do và những chuyện ly k


Suzucho Karate Do và những chuyện ly kỳ (Kỳ 1)





chuyện lạ Img-1207330275-lyky1 Cho đến lúc nước mắt tự hào trào trên khóe mắt các tuyển thủ Karate Việt Nam trong lễ thượng cờ tại Seagames 22, rất nhiều người vẫn chưa biết rằng chỉ trong 40 năm du nhập vào Việt Nam môn võ này đã có một sự phát triển nhanh đến lạ kỳ, và hơn thế nó còn gắn với rất nhiều câu chuyện liên quan đến cuộc dời ly kỳ của những cao thủ võ lâm. NLĐO xin giới thiệu cùng bạn đọc một vài câu chuyện ly kỳ này.


Kì I: Chuyện tình người đẹp xứ dừa

Bà Nguyễn Thị Minh Lệ (sinh ngày 15-1-1922) là con thứ 5 trong số 10 người con của một gia đình giàu có tiếng những năm đầu thế kỷ 20 của xứ dừa Tam Quan, Bình Định. Thuở xuân thì, cô Lệ đẹp nổi tiếng với mái tóc phi dê và thường dạo đường quê trong những bộ áo đầm cực kỳ sang trọng. Đám trai làng hầu như “kính nhi viễn chi” trước bông hoa làng quá kiều diễm. Nhưng phận má hồng lắm nỗi truân chuyên, 19 tuổi cô Lệ lên xe hoa để rồi chỉ 1 năm sau đã phải ly hôn. Cô quay về nhà mẹ đẻ với đứa con chưa thôi vú mẹ. Gái một con lại đang tuổi xuân xanh nên cánh trai làng thường đánh tiếng chắp nối dù biết cô đã một lần đau nỗi duyên tình. Nhưng cô Lệ không chịu nhận lời ai, suốt ngày chỉ vui đùa với con và phụ mẹ bán quán nước đầu ngõ. Phận hoa tưởng đã an bài, bỗng một thời gian sau dân làng thấy cô Lệ vụt như cây khô sống lại. Cô xông xáo tham gia vào những phong trào xã hội của quê hương như dạy bình dân học vụ, các phong trào của phụ nữ, thanh niên.

Vào khoảng những năm 1949, vùng Chợ Chùa tỉnh Quảng Ngãi có một xưởng sản xuất dụng cụ y tế phục vụ cho mặt trận Liên khu V. Xưởng trưởng là đại úy trẻ Phan Văn Phúc. Mang một cái tên rất Việt Nam nhưng đại úy Phúc lại là người Nhật Bản, từng ở trong đội quân của Nhật đến Việt Nam và số phận đã đẩy đưa anh đến với Mặt trận Việt Minh chống Pháp sau khi kết thúc đệ nhị thế chiến. Từ xưởng sản xuất ở Chợ Chùa, đại úy Phúc thường xuyên dẫn nhân công mang vác trang thiết bị y tế, thuốc men đi phục vụ mặt trận. Rất nhiều chuyến đi ngang qua xứ dừa Tam Quan, đoàn nhân công của xưởng đã dừng chân ở quán nước của gia đình cô Lệ. Dừa Tam Quan mát ngọt nổi tiếng cùng cô con gái chủ quán xinh đẹp đã níu chân người. Kẻ ở người đi biết bao bịn rịn để đến một ngày kia đại úy Phúc ngỏ lời, dù vốn tiếng Việt chưa đủ để nói hết những điều con tim cần nói nhưng cũng đủ để làm xiêu lòng cô Lệ. Cô nhận lời kết tóc xe duyên. Mối tình Việt - Nhật nồng ấm này đã đi đến kết quả là họ có với nhau 3 người con cùng mang 2 dòng họ Phan và Suzuki.

Nhưng lần lên xe hoa thứ hai này có một điều còn lớn hơn cả việc cô Lệ lấy chồng mà không một ai lúc bấy giờ, kể cả cô Lệ, có thể biết được, đấy là chuyện chàng đại úy đẹp trai làm chồng của cô Lệ không chỉ là một người Nhật Bản bình thường mà là một samurai thứ thiệt, là người đầu tiên đưa môn võ Karate Do của Nhật Bản truyền vào Việt Nam và sáng lập ra một hệ phái karate Việt Nam hoàn toàn mới mang tên Suzucho karate Do, và để rồi bông hoa của xứ dừa Tam Quan không bao lâu sau đó đã trở thành vị sư mẫu trong sự tôn kính của hàng vạn môn đồ không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Mỹ, Úc, Canađa và nhiều nước khác trên thế giới.

Sau năm 1954, vợ chồng cô Lệ về sống ở Huế. Chồng mở lò dạy võ, vợ may võ phục và lo cơm nước phục vụ cho các môn sinh từ xa đến trọ học. Lò võ của vợ chồng cô Lệ chính là cái nôi của làng Karate Do Việt Nam.

Phong trào theo học các lớp võ thuật do võ sư Choji Suzuki (tên Nhật Bản của chồng cô Lệ) trực tiếp huấn luyện phát triển mạnh và ngày càng có nhiều môn sinh từ tỉnh xa khăn gói tìm về đến mức phải mở thêm phân đường ở các tỉnh thành, mà nơi đầu tiên là Đà Nẵng. Ở Đà Nẵng, võ sư Choji Suzuki vừa dạy võ vừa đảm nhận giúp thành phố trong vai trò của trưởng ban bài trừ du đảng nên công việc vô cùng bận rộn, chỉ những ngày nghỉ cuối tuần võ sư Choji Suzuki mới có thời gian để quay về Huế thăm gia đình và các môn đồ đang miệt mài luyện tập trong sự điều phối và quản lý của cô Lệ.

Khi xa chồng, thương nhớ chồng, mỗi người phụ nữ có một cách để bày tỏ. Cô Lệ có một kiểu quan tâm có một không hai. Vừa muốn giúp sẻ chia niềm đam mê tâm huyết của chồng bằng việc cáng đáng lo toan trọn vẹn võ đường ở Huế, cô vừa tìm cách để làm sao cho người chồng của cô ở nơi xa vẫn được chăm sóc chu đáo từ miếng ăn đến bộ võ phục. Và không ai ngờ đến việc cô Lệ đã quyết định tìm cho chồng một người nâng khăn sửa túi. Người được nhắm tới là cô Đặng Thị Mỹ Lợi, một cô gái Huế đang làm nghề may võ phục ở TP Đà Nẳng. Cô này không chỉ hiền lành nết na mà còn xinh không kém cô Lệ hoa khôi xứ dừa ngày nào, và từ lâu đã quá kính phục vị võ sư oai phong lẫm liệt nên cuối cùng cũng đã thuận ý với mong muốn của cô Lệ. Điều khó nhất là việc thuyết phục chồng. Ai cũng nghĩ một vị cao thủ võ lâm tinh thần đầy sắt đá như thế thì không dễ gì lay chuyển được tâm ý, ai ngờ rốt cuộc vẫn bị cô Lệ hạ “đo ván”. Không lâu sau đó đám cưới đã diễn ra tại Đà Nẵng. Bấy giờ nhiều người gọi đây là một đám cưới có một không hai vì trong số nội thân ngoại thích của hai bên có một người vừa đại diện đàng trai lại vừa đại diện cả đàng gái, đấy chính là cô Lệ.

Chuyện một người vợ rất mực yêu chồng và hoàn toàn không có gì trục trặc trong quan hệ nhưng lại đi cưới vợ cho chồng quả đã là chuyện rất lạ lúc bấy giờ, nhưng chuyện chung sống hòa bình giữa hai bà vợ này cũng có lắm chuyện lạ. Số là sau ngày cưới vợ cho chồng, chính cô Lệ đưa ra một nội qui bất thành văn như thế này: Lấy đèo Hải Vân làm ranh giới chia đôi. Trong năm ngày mỗi tuần mà ông chồng ở phía nam Hải Vân, cô Lợi phải chăm sóc chu đáo như những gì chính lẽ ra cô Lệ làm, những ngày cuối tuần hoặc dịp lễ tết ông chồng phải quay về phía bắc Hải Vân thì thuộc trách nhiệm cô Lệ. Cô Lệ nắm giữ tay hòm chìa khóa nhưng chi phí trang trải cho việc hoạt động và sinh hoạt của cả gia đình thì chính tay cô phân bổ trên nguyên tắc hợp lý và bình đẳng. Phần thu nhập từ việc may võ phục của cô Lợi được nhập về quĩ chung của gia đình do cô Lệ giữ. Ban đầu ai cũng nghĩ cuộc sống của cô Lợi như thế sẽ phải phụ thuộc vào bà vợ cả. Mãi sau mới vỡ lẽ ra rằng bà vợ cả chỉ thu về và dồn cất giữ riêng một phần để đấy chứ không hề đưa vào quĩ chung chi dùng trong gia đình. Rồi sau đó, khi đã cất dồn được một phần kha khá, chính cô Lệ đã trích thêm một phần nữa từ nguồn tích lũy của cá nhân cô để trao lại cho cô Lợi làm vốn riêng sau này dưỡng già. Những năm cuối đời, võ sư Choji Suzuki đưa cô Lệ và 4 người con về Nhật sinh sống, cô Lợi ở lại Việt Nam. Những ngày lễ lạc giỗ tết bao giờ cô Lợi cũng thay mặt cho cả gia đình đến tổ đường ở Huế để chăm lo hương khói. Phần cô Lệ, dù xa xôi cách trở nhưng vẫn thường xuyên thư từ về cho cô Lợi với những lời thăm hỏi thật chân tình. Đến mức sau này khi có người hỏi thử suy nghĩ của cô về bà vợ cả, cô Lợi bảo rằng cô chỉ ân hận có mỗi một điều là không được ở gần bên bà trong những ngày tuổi già bóng xế để hầu hạ trả món nợ ân tình.
Võ sư Nguyễn Văn Dũng (hiện đang ở Huế, là trưởng tràng đời thứ 13 của hệ phái Suzucho Karate Do) kể rằng từ khi võ sư Choji Suzuki mất (1995), ngoài những chuyến quay về Việt Nam, sư mẫu Nguyễn Thị Minh Lệ còn thường xuyên đến một loạt nước khác như Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Bỉ, Ý, Áo v.v… là những nơi mà môn đồ đã mở được võ đường lớn, để chăm lo đến sự phát triển của hệ phái. Vì thế, sự nghiệp của võ sư Choji Suzuki và hệ phái Suzucho Karate Do phát vượng được như ngày nay là có vai trò rất quan trọng của vị sư mẫu đầy tôn kính này.


gacon chuyện lạ Drop_down
Khách Quý Của Diễn Đàn
chuyện lạ Blank


Tham gia: 09/5/2010
Đến từ: gò vấp
Trạng thái: Ngoại tuyến
Bài viết: 32

Suzucho Karate Do và những chuyện ly kỳ (Kỳ 2)



Như chúng tôi đã đề cập ở kỳ 1, lần thứ hai trong đời người đẹp xứ dừa Tam Quan kết duyên cùng một sĩ quan Việt minh nhưng không hề biết đấy chính là một Samurai thứ thiệt, người sau này trở thành vị chưởng môn của hệ phái Suzucho Karate Do.


> Suzucho Karate Do và những chuyện ly kỳ



chuyện lạ Untitled-1
Võ sư Choji Suzuki (phải)

Kỳ 2: Samurai trên đường hành hiệp

Cuộc đời của đại úy Phan Văn Phúc có rất nhiều điều thú vị. Là anh cả của 4 anh em trong một gia đình tại tỉnh Miyagi (miền Bắc Nhật Bản), từ nhỏ cậu bé Choji Suzuki đã có tính cách khác người. Cậu không thích việc gây gỗ đánh nhau nhưng khi đã phải đánh nhau thì chỉ muốn đánh cho kỳ thắng cuộc, đã quyết làm việc gì thì khó ai ngăn cản.
Cậu đam mê nuôi chim, cá, trồng cây cảnh, bản tính thì hào phóng, ghét sự tù túng, đặc biệt rất thích theo học nhu đạo ở câu lạc bộ nhà trường. Đang tuổi ăn học nhưng cậu đã biết tự lập bằng việc tìm lên thủ đô Tokyo làm công cho một salon xe hơi. Từ một người làm công, Choji Suzuki dần dần học hỏi được thêm nhiều điều về kỷ thuật ô tô và cả việc kinh doanh xe hơi. Ngày làm, đêm về cậu không theo chúng bạn chơi bời mà dồn hết tâm sức vào việc đọc sách nghiên cứu về nhu đạo và Karate hoặc tham gia luyện tập ở các võ đường. Niềm đam mê và duyên kỳ ngộ đã đưa bước chân của Choji Suzuki đến với những đại sư của Takeno Uchi Ryu (Trúc Chi Nội Lưu - một hệ phái của Karate cổ có nguồn gốc từ Okinawa) đang mai danh ẩn tích ở một ngôi chùa tại vùng núi cao ngoại ô Nagasaki. Tương truyền, các đại sư trường phái Takeno Uchi Ryu chỉ truyền thụ cho các môn đồ thiền tông và rất giới hạn về số lượng, giới luật cũng cực kỳ khắt khe. Vị đại sư trực tiếp truyền thụ cho Choji Suzuki cũng chỉ nhận đúng 3 đệ tử.
Suốt một thời gian dài khi mới nhập môn, Choji Suzuki chỉ được bảo làm một việc duy nhất là từ sáng đến tối ngồi trước của chùa với một chén cơm, mỗi khi có con ruồi nào bay đến thì chụp. Tiến thêm một bước nữa là thay vì dùng tay chụp thì dùng đũa mà gắp cho bằng được những con ruồi đang bay qua. Người không đủ kiên nhẫn hẳn không thể qua nổi bước thử thách tưởng giản đơn mà cực kỳ khó khăn này. Đấy chính là cách để các đại sư trường phái Takeno Uchi vừa dạy cho các môn đồ thấm hiểu thế nào là NHẪN, vừa là bước rèn luyện đầu tiên để sau này có được những đòn shuto, atemi sấm sét và cực kỳ chính xác.
Mới 21 tuổi, chàng thanh niên Choji Suzuki đã có được võ công rất thâm hậu thì cũng là lúc phải gia nhập quân đội Thiên hoàng đi khắp nơi và cuối cùng là đến Việt Nam. Kết thúc Đệ nhị thế chiến, một số binh lính Nhật không về nước mà ở lại Việt Nam tình nguyện tham gia mặt trận Việt Minh, trong đó có anh lính Choji Suzuki. Thời bấy giờ, những người lính Nhật tham gia vào lực lượng Việt minh đều được mang một cái tên Việt, cái tên Phan Văn Phúc của Choji Suzuki được bắt đầu từ đó. Ở trong lực lượng Việt minh, ngoài công việc chuyên môn chàng sĩ quan trẻ Phan Văn Phúc còn tình nguyện dạy võ cận chiến cho bộ đội và tự vệ ở quân khu IV mãi cho đến lúc được điều chuyển vào xưởng sản xuất dụng cụ y tế ở Quảng Ngãi.
Sau khi kết duyên cùng cô Nguyễn Thị Minh Lệ và đưa nhau về Huế sinh sống, năm 1960 võ sư Choji Suzuki chính thức mở võ đường tại số 8 Võ Tánh (nay là 8 Nguyễn Chí Thanh - Huế) và lập ra hệ phái Suzucho Karate Do (Suzucho: ghép từ họ Suzuki và tên của Choji) còn có tên là Linh Trường Không Thủ Đạo.
Như vậy, mặc dù các nhà nghiên cứu về võ học vẫn còn nhiều tranh cãi về nguồn gốc của môn võ Karate có thật là khởi phát từ Nhật Bản hay từ Trung Quốc, nhưng riêng việc bộ môn này từ Nhật Bản du nhập vào Việt Nam thì chắc chắn bằng nhiều con đường, mỗi hệ phái lại du nhập vào một thời điểm khác nhau, nhưng việc chính thức có một võ đường dạy Karate thì hiện chưa thấy có tài liệu nào nói đã có một võ đường nào khác hoạt động trước võ đường số 8 Võ Tánh của Choji Suzuki.
Toàn bộ hệ thống triết học của hệ phái Suzucho Karate Do ẩn sâu trong 9 bài quyền được coi là đặc dị, gồm 6 bài YEN và 3 bài MAKI. Đứng đầu hệ phái là Chưởng môn, điều hành hệ phái là một ban chấp hành mà đứng đầu là Trưởng tràng, bên dưới Ban chấp hành là các phân đường của các tỉnh thành. Theo lời kể của các cao đồ như Trương Đình Hùng, Nguyễn Xuân Dũng, Nguyễn Văn Dũng, Trần Văn Thêm v.v… thì lúc bấy giờ việc xin vào thụ giáo ở võ đường 8 Võ Tánh không phải là chuyện dễ, bởi võ sư Choji Zuzuki chỉ chấp nhận truyền thụ cho những môn đồ trước hết phải có đạo đức tốt, không rượu chè, cờ bạc, việc dạy Lễ, Tâm luôn được coi trọng hàng đầu. Từ cái nôi võ đường số 8 Võ Tánh, chỉ sau 45 năm hệ phái đã có gần 40 phân đường ở các tỉnh thành từ Lạng Sơn đến Hà Nội, TPHCM, Côn Đảo v.v…, số môn sinh hiện đã lên con số hàng vạn, trong đó có những môn sinh đã trở thành huấn luyện viên xuất sắc của đội tuyển quốc gia như HLV Đoàn Đình Long, Lê Công, Lê Văn Thạnh; những môn sinh xuất sắc như Nguyễn Anh Tuấn, Trần Văn Thông, Phạm Hồng Hà, Vũ Kim Anh … đã mang vinh quang về cho quốc gia bằng những huy chương vàng, bạc từ đấu trường Sea Games và Asiad; những trí thức nổi danh như tiến sĩ Lê Hoài Trung, tiến sĩ Lê Đình Khánh, tiến sĩ Nguyễn Văn Hiệp … và cả nhà văn nhà báo tên tuổi như Nguyễn Ngọc Thạo, Lê Thanh Phong v.v… Rất nhiều môn sinh sau này có dịp định cư hoặc học tập ở nước ngoài đã mở được 6 phân đường chi nhánh ở Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Bỉ, Ý, Áo.
Năm 1978 Choji Zuzuki cùng vợ con quay về định cư ở Nhật Bản nhưng vẫn giữ cương vị chưởng môn của hệ phái Suzucho Karate Do. Ông mất năm 1995 tại quê nhà. Một năm sau đó, con trai trưởng nam của ông là Phan Văn Minh Đức (Tokuo Suzuki) đăng quang chưởng môn đời thứ 2 tại Nhật Bản. Năm 2005 người con gái lớn của võ sư Choji Suzuki đã quay về Huế thay mặt gia đình hiến tặng căn nhà số 8 Võ Tánh cho ngành thể dục thể thao Thừa Thiên – Huế.

<TABLE style="BORDER-COLLAPSE: collapse" borderColor=#4169e1 cellSpacing=0 cellPadding=3 width="90%" border=1 ="#f5f5f5">



<TR>
<td>
Triết lý của 9 bài quyền đặc dị (gồm 6 bài YEN và 3 bài MAKI) được hiểu như sau:“YEN là đồng tiền, biểu tượng của sự giàu có, phong phú. Quá trình luyện tập Karate chính là một quá trình tự thăng hoa mình, un đúc cho mình một cái tâm tràn đầy như nước, một cái thần trong sáng như trăng, một ý chí sắt đá không gì lay chuyển được, một cái đức nhân ái công bằng và cao thượng; một tri thức thấu đáo mọi lẽ; một cốt cách ung dung trầm tĩnh, đĩnh đạc. Đó là quá trình đạt đến sự hòan mỹ. MAKI là cuộn, quyền, là quyền lực. Quá trình luyện tập Karate là quá trình un đúc cho mình sức mạnh, bản lĩnh, quyền năng để vượt thắng những tác động của thiên nhiên: gió mưa, nóng lạnh, bệnh tật; những cám dỗ của trần thế; sắc đẹp, tiền tài, danh vọng; và nỗi sợ hãi trước lẽ thành bại, được mất, sống chết của kiếp người. Đó là quá trình đạt tới cõi tự tại, tự giác”
(Huyền đai đệ bát đẳng Nguyễn Văn Dũng – Huế)
</TD></TR></TABLE>

Lương Duy Cường


chuyện lạ Back_to_top
gacon chuyện lạ Drop_down


Khách Quý Của Diễn Đàn
chuyện lạ Blank


Tham gia: 09/5/2010
Đến từ: gò vấp
Trạng thái: Ngoại tuyến
Bài viết: 32



Suzucho Karate Do và những chuyện ly kỳ (Kỳ cuối)


Như đã nói ở 2 kỳ trước, võ đường số 8 Võ Tánh (Huế) là cái nôi sản sinh ra nhiều thế hệ môn sinh không chỉ làm rạng danh bộ môn Karate Do Việt Nam mà tinh thần võ đạo của họ còn tỏa sáng trong nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống. Có những người rất thành đạt trên thương trường mà bí quyết thành công là nhờ được tôi luyện tinh thần võ đạo. Võ sư Nguyễn Xuân Dũng là một điển hình như thế.
Kỳ cuối: Samurai giữa thương trường

Huyền đai đệ bát đẳng Nguyễn Xuân Dũng là một điển hình của các thế hệ môn sinh Karate Do Việt Nam, được chính võ sư chưởng môn Choji Suzuki huấn luyện trực tiếp, truyền thụ gần như trọn vẹn các tuyệt kỷ của hệ phái. Anh trở thành một trong những Trưởng tràng đầu tiên – người trực tiếp điều hành hệ phái trong phạm vi toàn quốc. Sau này, trong những năm tháng bôn ba mưu sinh ở hải ngoại, anh đã có thời gian làm Chủ tịch Hội nghiên cứu võ thuật thế giới.
13 tuổi anh có cơ duyên được thụ giáo với thầy Choji Suzuki và nhanh chóng trở thành một cao thủ võ lâm. Trong hồi ức của những đồng môn ở võ đường số 8 Võ Tánh thời kỳ những năm 1960 thì Nguyễn Xuân Dũng là người say võ thuật kỳ lạ. Anh vẫn thường vung tay đấm vỡ một lúc 10 viên gạch thẻ, cước công có thể làm vỡ tan một tấm gỗ dày, trái dừa khô hay tươi đều nhẹ nhàng dùng cạnh bàn tay mà chặt vỡ, những cú đã liên hòan của anh có thể bay vèo qua đầu bốn năm người.
Năm 19 tuổi, từ Huế anh vào ẩn tu trong một thảo am ở Đà Lạt rồi sau đó về Sài Gòn định mở võ đường nhưng không vốn liếng, mặt bằng. Vào lúc bí nhất, anh dốc hết vốn liếng võ nghệ để viết cuốn sách Huyền đai Karate rồi mang đến các nhà xuất bản với một hy vọng mong manh. Cuốn sách lọt mắt xanh của ông chủ nhà xuất bản Khai Trí, một cao thủ xuất bản ở Sài Gòn và được trả giá 100.000 đồng (tương đương với 6 lượng vàng), một cái giá nằm ngoài sức tưởng tượng của tác giả. Nhưng ông chủ Khai Trí vốn là người nổi tiếng trong việc thẩm định những cuốn sách chất lượng cao nên đã không hề nhầm lẫn trong thương vụ này.
Lần đầu tiên trong đời được sở hữu một khoản tiền lớn, Nguyễn Xuân Dũng chớp ngay thời cơ mở một võ đường lớn. Bấy giờ ở Sài Gòn các võ phái như Thái cực đạo, Nhu đạo, Thiếu lâm, Vovinam đang phát vượng, chuyện mở thêm võ đường đã là chuyện ít người dám nghĩ đến, nói gì đến việc mở võ đường cho một môn phái hòan tòan mới lạ và người mở lại là một chàng trai chỉ mới 24 tuổi. Nhưng điều đó không làm nản lòng Nguyễn Xuân Dũng. Anh mạnh dạn thuê mặt bằng 193 Trần Hưng Đạo, một vị trí tuyệt đẹp giữa trung tâm Sài Gòn để mở đại võ đường Champion Karate. Việc ấy làm ngứa mắt nhiều người nên lắm kẻ bắn lời thách đấu. Thế chẳng đặng đừng, anh nhận lời. Cũng nhờ vậy mà chỉ qua một vài lần so găng, những gì chàng võ sĩ giám đốc Champion Karate này thể hiện đã thuyết phục được giang hồ hảo hớn Sài Gòn. Đại võ đường Champion Karate vì thế càng thêm nổi tiếng và thu hút hơn cả ngàn môn sinh. Đó cũng là nhân duyên để sau này anh được vinh dự mời làm cố vấn và trực tiếp huấn luyện võ thuật cho đại sứ quán Nhật Bản.
Trong làn sóng di tản những năm sau giải phóng, Nguyễn Xuân Dũng cùng gia đình sang định cư ở Mỹ. Những người qua Mỹ với hai bàn tay trắng như anh hầu hết phải sống lay lắt mãi với cảnh ngữa tay xin cứu trợ xã hội. Riêng anh thì không. Chỉ một tháng sau khi đến Mỹ anh đã xin vào làm công nhân cho một hãng sản xuất đồ điện tử. Công việc tiếp xúc với những máy móc mạ vi mạch vào trong chíp điện tử khiến anh say mê đến lạ lùng. Thời gian này ngành công nghiệp điện tử của Mỹ đang bước vào giai đọan bùng nổ về công nghệ. Những chip, parts …. vừa nhỏ gọn vừa có sức truyền dẫn chính xác cực cao soán dần ngôi vị của những transitor, capacitor, diode to cũ và lạc hậu. Anh luôn băn khoăn với câu hỏi: vì sao người Mỹ người Nhật có thể chiếm lĩnh được công nghệ cao về điện tử mà lại không phải là người Việt? Đau đáu một tấm lòng như thế nhưng với kiến thức của luật khoa và văn khoa Sài Gòn không thể làm gì được nên anh quyết tâm phải theo học ngành điện tử. Để có tiền nuôi vợ con mà vẫn nuôi được ý chí, anh đăng ký đi làm “ca nghĩa địa”, tức là ca làm từ 23 giờ đêm đến 7 giờ sáng hôm sau, để được trả công thêm 25 xu một giờ và có nguyên cả ngày hôm sau chú tâm vào việc học. Chịu được hàng năm trời với giờ giấc và cường độ làm việc như vậy thật không dễ. Anh kể: “Tôi phải thường xuyên luyện khí công trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy kết hợp với thường xuyên tắm nước lạnh, giữ phần nội lực kín và đầy, những động tác phát tiết ra ngòai thường rất ít”. Mất mấy năm sau anh đã có được tấm bằng kỹ sư điện tử rồi thạc sĩ quản trị kinh doanh, sau này lấy được cả học vị tiến sĩ.
Có được vốn liếng kiến thức, anh tập hợp khoảng chục công nhân người Việt để mở một cơ sở gia công đồ điện tử. Khi việc làm ăn phát đạt anh quyết định lập một công ty lớn tiên phong trong lĩnh vực máy tính điện tử. Nhưng chuyện mở ra một công ty lớn như thế về công nghệ cao và ngay giữa đất Mỹ đầy rẫy sự cạnh tranh khốc liệt là chuyện không dễ chút nào. Cam go nhất là vốn? Cũng như thời mở võ đường Champion Karate ở Sài Gòn, anh lại bắt đầu và thành công bằng một sự tự tin hiếm có. Nhưng lần này không thể viết sách để bán mà là viết cho bằng được một dự án với mục tiêu trước tiên là phải thuyết phục được ngân hàng bỏ tiền cho anh vay ít nhất vài trăm ngàn đô la. Ban đầu, khi dự án được đệ trình cho hội đồng thẩm định của Ngân hàng Bank of America nhiều người vẫn hòai nghi vào khả năng của chàng trai gốc Việt 30 tuổi đã không vốn liếng, không có tài sản thế chấp lại chỉ mới định cư có 6 năm. Nhưng phương án thiết kế một hệ máy tính mới nhất thế giới với các kế họach sản xuất chi tiết đã hòan tòan thuyết phục được đầu óc kinh doanh siêu nhạy cảm của giám đốc Bank of America. Kết cuộc là Bank of America đã cho anh vay đến 1 triệu đô la chứ không chỉ vài trăm ngàn đô la như ý muốn ban đầu. Dự án được triển khai và thu hút hàng trăm công nhân gốc Việt. Đấy chính là Công ty máy tính Quantek- một trong những công ty máy tính nổi tiếng thế giới, nơi mà vào tháng 4-1984 đã qua mặt cả tập đòan máy tính IBM khi sản sinh ra hệ máy tính AT Computer sử dụng CPU 80286, là hệ máy tính tiên tiến nhất tại Mỹ lúc bấy giờ.
Sau Quantek, anh còn mở một loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao mà tiêu biểu là Công ty Power Cicut Inc chuyên sản xuất bản mạch in điện tử nhiều lớp với doanh số mỗi năm trên 30 triệu mỹ kim, cung cấp cho các công ty quốc phòng và các hãng như Boeing, Sony, AST, Toshiba ….
Khi đã thành danh trên thị trường Mỹ, anh nghĩ đến việc phải chuyển giao công nghệ cao về cho quê hương. Năm 1994, anh về nước đầu tư 4,3 triệu USD để đem hệ thống dây chuyền hiện đại bậc nhất thế giới về công nghệ hàn dán linh kiện điện tử trên bo mạch với một tâm niệm duy nhất: đào tạo cho quê hương một đội ngũ thợ công nghệ cao lành nghề và cũng để chứng minh rằng người Việt hoàn tòan không thua kém ai cả. Nhưng điều anh không ngờ đến là vừa khi hoàn tất đầu tư và chỉ mới bước vào hoạt động thì thị trường trong nước ngập tràn máy tính second- hand và cấu kiện, linh kiện điện tử Trung Quốc nhập lậu giá rẻ; các nhà sản xuất máy tính và điện tử chất lượng cao rơi vào thảm cảnh lỗ lã, có nơi phải ngừng hoạt động. Công ty của anh là nơi cung cấp các bản bo mạch cho các doanh nghiệp này nên cũng không thóat khỏi hệ lụy. Anh tạm rút lui khỏi thị trường quê hương nhưng vẫn hẹn ngày quay lại để làm ra những sản phẩm điện tử công nghệ cao mang nhãn hiệu Madein Việt Nam.
Bây giờ thì anh không chỉ là một người Việt thành danh mà còn là một chuyên gia tầm cỡ về tài chính trên đất Mỹ.

<TABLE style="BORDER-COLLAPSE: collapse" cellSpacing=0 cellPadding=3 width="90%" border=1 ="#f5f5f5">



<TR>
<td>
“Thế giới ngày nay đã không ngừng tranh đấu không thành công trong việc giới hạn vũ khí, trong đó có vũ khí cá nhân. Tại sao các bậc phụ huynh không khuyến khích con em tham gia rèn luyện sức khỏe cùng với việc đòi hỏi giới hạn vũ khí… có người cho rằng như vậy cuối cùng người học võ khi đã đạt được một trình độ cao có nghĩa là bàn chân, bàn tay họ đã trở thành một thứ khí giới nguy hiểm không khác gì súng đạn, họ cũng sẵn sàng đem ra sử dụng như vũ khí. Nhưng thực chất võ thuật rèn luyện thể chất chỉ là một vế, vế kia là tinh thần vì võ thuật còn rèn luyện con người phát triển được tuệ giác. Vì vậy mà tất cả các môn phái đều có chữ Đạo để theo: Nhu Đạo, Thái Cực Đạo, Kiếm Đạo v.v… Người học võ đến nơi đến chốn sẽ có những hành động được truyền từ thức giác nên luôn hành xử quang minh, chính đại, đầy phong cách và nhân ái. Người môn sinh phải gian khổ rèn cho được một tinh thần bình thản trước hiểm nguy, sống đúng theo nguyên tắc và danh dự của một võ sĩ đạo. Giữa cuộc sống đầy bất trắc và nhiều tai ương người học võ trong sống đời xô đẩy đó vẫn bình thản vào cuộc với niềm tin ở chính mình và người khác, sẵn sàng gạnđục khơi trong để hướng đến chân thiện mỹ”.
(Trích “Gió về Tùng Môn Trang” – hồi ức của Huyền đai Đệ bát đẳng Nguyễn Xuân Dũng)
</TD></TR></TABLE>


Lương Duy Cường

chuyện lạ Back_to_top



<td><TABLE cellSpacing=0 cellPadding=2 align=center><TR class=tableRow>
<td vAlign=top width="85%">











</TD></TR>
<TR class=tableRow>
<td align=right width=92></TD>
<td class=text vAlign=bottom width=508></TD></TR>
<TR class=tableRow>
<td align=right width=92 height=7></TD>
<td class=text vAlign=bottom width=508 height=7></TD></TR>
<TR class=tableRow>
<td></TD>
<td width="70%"></TD></TR></TABLE>


========================================================================
Về Đầu Trang Go down
 

chuyện lạ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

Upload hình
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: relax place :: Khu vực giai trí :: Góc hài hước-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất