Chào mừng bạn đăng nhập diễn đàn.
Chúc bạn một ngày tốt lành.Have fun! ^_^
Chào mừng bạn đăng nhập diễn đàn.
Chúc bạn một ngày tốt lành.Have fun! ^_^
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Mẩu chuyện hay về nhân vật lịch sử KARATE TL0
=====================================================


THÔNG BÁO: Chuyển địa điểm tập tại Thủy Lợi
sang Nhân Chính


Share | 
 

 Mẩu chuyện hay về nhân vật lịch sử KARATE

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
1102
Khách Quý
Khách Quý
1102

Số bài gửi : 50
Tài sản : 510002
Số lần được thanks : 5
Join date : 12/05/2010
Age : 33
Đến từ-Lớp Đến từ-Lớp : tu do

Mẩu chuyện hay về nhân vật lịch sử KARATE _
Bài gửiTiêu đề: Mẩu chuyện hay về nhân vật lịch sử KARATE   Mẩu chuyện hay về nhân vật lịch sử KARATE I_icon_minitimeThu May 13, 2010 8:47 am

HuyendaiKarate Mẩu chuyện hay về nhân vật lịch sử KARATE Drop_down Thông tin của
Tìm bài viết của
Visit Members Homepage


Huấn Luyện Viên
Mẩu chuyện hay về nhân vật lịch sử KARATE Blank
Mẩu chuyện hay về nhân vật lịch sử KARATE Blank_avatar

Tham gia: 20/8/2009
Đến từ: CLB KARATE...
Trạng thái: Ngoại tuyến
Bài viết: 549




CUỘC TỬ CHIẾN TRONG NHÀ TÙ.

Lúc đó nhằm giai đoạn bùng nổ cuộc Đệ nhị Thế chiến. Tại một nhà tù ở Mãn Châu, có một tù nhân ngoài 30 tuổi, thân hình thấp lùn. Ông ta không ngồi bất động, buồn thảm như các tù nhân khác, cũng không thích giao thiệp với ai. Ông chuyên chú duy nhất vào việc tập luyện Karate mỗi ngày. Tập xong, ông ngồi thiền, gần như đắm mình trong trạng thái xuất thần. Bọn cai tù bắt đầu chú ý đến ông. Dù ông rất gương mẫu trong việc chấp hành nội quy, bọn cai ngục vẫn cảm thấy “kỵ” ông. Họ nhắc nhở nhau coi chừng ông, thậm chí có kẻ còn gọi ông là “tên phù thuỷ”. Sau đó ít lâu, bọn chức sắt trại giam đã khám phá ra nguồn gốc của ông. Chúng biết ông là người của sở cảnh sát Tokyo phái qua Mãn Châu thi hành một công tác đặc biệt. Tại sở cảnh sát Tokyo , ông giữ một chức vụ hết sức kỳ lạ là “phát hiện lời nói dối”. Họ còn biết thêm ông là một võ sư Karate. Công việc ở Sở cảnh sát của ông là dự nghe những cuộc hỏi cung các kẻ bị tình nghi. Trong lúc các người này trả lời, ông quan sát mọi biểu hiện của họ qua lời nói, giọng nói, cử chỉ, nét mặt, sau đó cân nhắc để nhận định kẻ đó thành thật hay gian dối. Trong nhiều năm công tác, ông chưa bao giờ phạm sai lầm, nên ý kiến của ông rất được coi trọng. Vào lúc Đệ nhị thế chiến bùng nổ, chính phủ cử ông sang Mãn Châu để thi hành một sứ mang đặc biệt, nhưng vừa đặt chân xuống đất Mãn là ông bị bắt ngay. Biết rõ lý lịch của ông rồi, đám cai ngục thôi gọi ông là “tên phù thuỷ” mà gọi bằng tên thật: Gogen Yamaguchi.

Biết rõ thân thế của ông, bọn cai ngục vẫn sợ ông và càng thêm thù ghét. Tâm lý chung của người Mãn Châu lúc đó là thích nhục mạ người Nhật. Biết Yamaguchi là võ sư Karate, các cai ngục người Mãn tìm cách thử thách ông để có dịp miệt thị môn võ đó. Chúng biệt giam ông trong xàlim kín mít, giảm tối đa khẩu phần ăn. Thêm vào đó, chúng thay phiên nhau tra tấn, đánh dập ông. Chúng quyết tâm đốn ngã ông để có thể tuyên bố rằng môn Karate thực ra chỉ là thứ rác rưởi như chính Nhật Bản là thứ người rác rưởi vậy. Kết quả hoàn toàn ngược lại. Bị ngược đãi đến mức thô bạo nhất, Yamaguchi vẫn sinh hoạt bình thường. Mọi thử thách hầu như không có tác dụng gì đến ông. Túng thế không biết làm sao, bọn cai ngục nghĩ ra một thử thách khác và cũng là thử thách cuối cùng cho Yamaguchi trong cuộc đời tù ngục. Các cai tù chọn một con cọp hung dữ nhất trong số cọp họ nuôi, nhốt nó vào chuồng và bỏ đói 3 ngày liền. Ngày thứ 4, chúng lột truồng Yamaguchi và ném ông vào chuồng cọp. Chúng vững tin con người tầm vóc cao có 1,53 mét bị bỏ đói lâu ngày đó sẽ là miếng mồi ngon cho loài ác thú. Chúng chờ đợi phút chứng kiến vẻ kinh hoàng tột độ của ông khi giáp mặt ác thú, để có dịp bôi bác về thói hèn nhát của một cao thủ Karate Nhật Bản. Kế hoạch này đã được tiến hành đúng theo từng chi tiết. Tất cả những tù nhân được tận mắt chứng kiến cuộc thử thách có một không hai này đều thuật lại câu chuyên mà chưa hết kinh hoàng. Nhưng điều duy nhất họ đồng ý với nhau là vị chưởng môn Karate Goju này khi bị lột truồng ném vào chuồng cọp vẫn không hề tỏ một thái độ khiếp sợ nào. Trái lại, ngay từ giây đầu tiên, ông hệt như một kẻ bị quỷ ám. Hét lên một tiếng kinh hồn, ông lao ngay vào tấn công con cọp. Mọi người chưa kịp nhìn rõ ông bị ném vào chuồng cọp thế nào thì chân ông đã tung một ngọn cước vào mũi con thú. Con vật lạng quạng vì trúng đòn, chưa kịp phản ứng thì đã lãnh thêm một đòn cùi chỏ trí mạng vào mang tai, khuỵu hẳn xuống. Không cho ác thú kịp gượng dậy,Yamaguchi phóng thẳng lên lưng nó và tung một đòn siết cổ. Các bắp thịt trên toàn thân ông co siết lại trong khi ông hét lên một tiếng vang rền. Tiếng thét và đòn siết cổ đã kết liễu tính mạng con ác thú. Trận đấu diễn ra trong sự kinh hoàng tột độ của đám tù nhân và đám cai ngục. Những kẻ chứng kiến từ đầu đến lúc đó có cảm giác họ vừa trãi qua một cõi vĩnh hằng, trong thực tế, mọi việc diễn ra đúng 20 giây đồng hồ, tức là chưa tới "30 giây", như kiểu chúng ta thường nói! Hết thảy mọi người đều thở ra nhẹ nhõm như chính bản thân họ vừa tai qua nạn khỏi khi Yamaguchi buông tay đứng dậy, lặng nhìn con thú nằm bất động dưới chân ông. Không ai có thể đoán nổi ý nghĩ của Yamaguchi lúc đó, nhưng ngoài mặt ông vẫn không có gì khác hơn ngày thường: thư thái từ đầu đến chân với vẻ mặt trầm tư cố hữu. Thử thách này đã thay đổi hoàn toàn thái độ của mọi người, kể cả những tên cai ngục căm ghét Yamaguchi nhất.

__________________Mẩu chuyện hay về nhân vật lịch sử KARATE Smiley32Mẩu chuyện hay về nhân vật lịch sử KARATE Smiley32Mẩu chuyện hay về nhân vật lịch sử KARATE Smiley32Mẩu chuyện hay về nhân vật lịch sử KARATE Smiley32Mẩu chuyện hay về nhân vật lịch sử KARATE Smiley32
HLV: Trần Anh Sơn

========================================================================
Về Đầu Trang Go down
HuyendaiKarate
Huấn luyện viên
Huấn luyện viên
HuyendaiKarate

Số bài gửi : 714
Tài sản : 510618
Số lần được thanks : 53
Join date : 14/05/2010
Đến từ-Lớp Đến từ-Lớp : CLB Karatedo Uy Son

Mẩu chuyện hay về nhân vật lịch sử KARATE _
Bài gửiTiêu đề: Huyền thoại MAS OYAMA   Mẩu chuyện hay về nhân vật lịch sử KARATE I_icon_minitimeWed May 26, 2010 6:30 am

MAS OYAMA - Kết Thúc Một Huyền Thoại.

Thật khó tin nhưng một truyền thuyết sống động không còn ở giữa chúng ta. Người học trò của vị võ sư khả kính Gichin Funakoshi đã trở thành bất tử, dù ngày 26 tháng 4 năm 1994 ông đã bị bệnh ung thu phổi quật ngã… và giờ đây tồn tại một khoảng trống không bao giờ lắp đầy được.

Ông ra đi rất vội vã, chỉ một tháng sau khi phát hiện bệnh tình. Vào cuối đời, Oyama tham gia công việc điều hành Kyokushin và những ngày sau cùng trong đời, ông không muốn gặp gỡ ai, có lẽ ông muốn người đời lưu giữ hình ảnh hào hùng của ông, chứ không muốn người ta thấy ông trong tình trạng đau yếu.
Vượt quá sức tưởng tượng, vào cái thời kì sung sức nhất, điều không thể chối cãi, ông là người mạnh nhất về môn Karate, có thể thực hiện được những võ công không tưởng tượng nổi. Thời trai trẻ, ông tự vào núi ẩn cư để thiền định và luyện tập thân thể đạt đến trình độ thượng thừa. Trong thời gian này nếu không có sẵn mục tiêu để đấm thì các cây gần nhất trở thành mục tiêu tấn công của ông. Ông trau rồi kỹ thuật công phá bằng cách đập vỡ những tảng đá. Ông luyện tập cuồng nhiệt 12h mỗi ngày, xen kẽ với những buổi nhập định dài.
Cuộc đời của ông giống như những sản phẩm tưởng tượng ngoại hạng, nhưng tất cả đều là sự thật. Nếu một quyển sách như vậy được xuất bản như loại truyện hư cấu, thì rất có thể không được chấp nhận vì quá xa sự thực. Không ai có thể sống vượt qua những sự kiện này. Xin lược kể: Năm 17 tuổi, ông đã đạt đệ nhị đẳng huyền đai Karate. Khi vào quân đội năm 20 tuổi, ông mang đệ tứ đẳng Karate và Judo. Năm 1974, sau khi hạ sơn, ông đoạt giải vô địch Karate Nhật bản, được tổ chức sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Cú chém (Tame shiwari) của ông quả là kinh hoàng: ông chặt vỡ 2 viên gạch một lần, chặt đứt cổ chai bằng cạnh bàn tay, đập nát 30 tấm ngói.
Ông khai sinh khái niệm về các cuộc tranh tài 100 người: 50 đối thủ hôm nay và 50 mươi đối thủ hôm sau. Về sau ông đã sửa đổi lại thành 100 đối thủ trong 1 ngày. Nói chung chỉ có 9 người trong 35 năm qua đủ sức chịu đựng các cuộc tranh tài ghê gớm này, trong số đó chỉ có 4 người vượt qua được cuộc đấu 100 trận một ngày. Ấy vậy mà Oyama đã thực hiện 100 trận mỗi ngày trong 3 ngày liên tiếp, rồi quay lại vòng hai ở ngày thứ tư, tiếc thay không sao tìm đủ đối thủ đủ sức, hay dám đương đầu với ông.
Để tìm ra một phương thức phát huy toàn lực, ông đã bắt đầu đánh bò mộng, và do đó đã tình cờ tìm ra một nơi quảng cáo đáng giá cho môn phái Karate. Chỉ một cú chặt (shuto), ông đã đánh gãy sừng con bò mộng đầu tiên, rồi ôm ghì lấy con bò, và kết liễu mạng sống của nó bằng những cú đấm thôi sơn vào mạng sườn. Khi bò được làm thịt chia cho người nghèo, một số thịt không dùng được vì quá bần dập. Tính chung, ông đã hạ gục 52 con bò với nhiều tình tiết và kết cục khác nhau.
Năm 1952, Oyama du hành sang Hoa Kỳ để chứng minh năng lực và sức mạnh môn Karate của mình trong hơn 200 lần trổ tài chặt và đấm. Kể chung ông đã đấu với 270 người thách thức, bao gồm võ sĩ quyền anh, đô vật, bất cứ ai cảm thấy mình có thể đánh bại Oyama. Chẳng những ông thắng mọi cuộc đấu, mà hơn nữa chẳng có cuộc đấu nào kéo dài quá 3 phút. Trình độ võ thuật của ông đã đạt đến mức thượng thừa. Vừa dứt tiếng chuông ông đã di chuyển thân pháp chớp nhoáng và làm tê liệt đối thủ bằng toàn bộ thủ pháp và cước pháp liên hoàn. Chưởng pháp mạnh đến nỗi thường kết thúc trận đấu trong vài giây. Nếu ông ta đánh đúng cạnh xương bạn thế nào cũng có vài xương sườn bị gãy. Nếu bạn cố khoá tay anh ta, bạn sẽ bị gãy luôn. Không một ai đủ sức chịu đựng trận đòn mà ông ta giáng xuống.
Tức tối vì các võ sĩ Karate Nhật bị võ sĩ quyền Thái hạ, ông du hành một vòng xuống Đông Nam Á để chuộc lại danh dự cho Nhật, và đã thắng mọi trận đấu, ngay cả với một võ sĩ vô địch hạng nặng Thái Lan.

Như tôi đã nói nếu quyển sách về cuộc đời ông được dùng làm kịch bản điện ảnh, thì cuốn phim sẽ có vẻ quá ư cường điệu, thậm chí đối với các tiêu chuẩn, phim đấm đá. Vậy làm sao ông có thể thực hiện được với những kì tích này?
Sự thành tựu của ông dựa trên 2 yếu tố: luyện tập cật lực và thái độ tinh thần thể hiện trong triết lý tối thượng của Kyokushin. Chân lý đó là gì? “ Kyokushin không bao giờ bỏ cuộc ”. Mới nghe qua chỉ là một lời tuyên bố đơn giản, nhưng nó chứa đựng khả năng phi thường nếu thực sự được áp dụng vào tập luyện và cuộc sống hàng ngày.
Cách đây hơn 20 năm, Shihan John Taylor đã khắc sâu nơi tối hiệu năng của triết lý này. Hồi đó tôi được bạn bè gọi đùa là “sinh viên lão ”, và tôi cảm thấy đầu óc tôi không lưu trữ được lâu bất cứ thứ gì, trí nhớ tôi kém. Tôi đã thực sự chịu nhớ Oyama, vì triết lý của ông có tác dụng tốt trong cuộc sống. Tôi cũng như bất cứ ai trên cõi đời này, cũng phải đối phó với những vấn đề nhức nhối, tưởng chừng không thể vượt qua được. Trong ký ức tôi, trong quá khứ và trong hiện tại, luôn luôn vang dội câu: “Kyokushin không bao giờ bỏ cuộc”, câu này cũng có thể biến đổi thành: “ Không có gì mà không thể khắc phục được”.
Con người Oyama còn có một khía cạnh khác, vừa khả ái vừa nhã nhặn. Sau mỗi trận đấu, truyền thống Kyokushin-phi có một buổi “tiếp tân giã từ”. Chính Oyama hai vợ ông – bà Chiyoko – luôn luôn tham giự, nhưng họ ở lại không lâu. Điều này còn có thể khiến người ta hiểu lầm là một tục lệ phản lại thói quen của xã hội, nhưng sự thực thì ngược lại. Oyama cảm thấy rằng sự hiện diện của mình khiến cho đệ tử và thân hữu không được thoải mái, do đó ông về sớm để mọi người được thỏa thuê khỏi phải câu nệ. Về tương lai…?
Sau khi ông mất sự tình sẽ ra sao? Ông đã lưu lại đằng sau một tổ chức rộng lớn không thể tưởng tượng, theo dự đoán có trên 10 triệu hội viên thuộc 120 quốc gia, và trong mọi quốc gia đều có một thủ lĩnh. Và ông đã trao quyền lãnh đạo tổ chức cho Akiyoshi Matsui, được bổ nhiệm vào năm mới 31 tuổi điều này có thể khiến nhiều võ sư lão thành trong Kyokushin nhăn mặt. Matsui quả xứng đáng với sự uỷ nhiệm trong chức vụ này. Anh đoạt giải vô địch Oyama thế giới mở rộng tại Nhật, anh là một trong số 4 người vượt qua được cuộc đấu 100 trận trong một ngày, có bằng Cao học kinh tế ĐH Chuo, và là một người thông minh nhạy bén, còn võ nghệ Karate thì ngoại hạng dù vẫn còn trẻ và đây cũng là tin vui cho võ đường Aussie Kyokushin, anh cũng đã sang Úc và nhận được nhiều thiện cảm.
Phải chăng đây là đoạn kết của quyển sách về Mas Oyama ? Nếu tôi là tác giả câu chuyện huyền thoại này, tôi sẽ phải kết thúc bằng một trong hai cách: cách tốt đẹp nhất là cho một đoạn kết tốt đẹp. Trong đó tất cả võ sinh, huấn luyện viên và võ sư của hệ phái Kyokushin Karate đều đứng đằng sau chưởng môn Matsui. Tổ chức vẫn ổn định và phát triển bình thường, trung thành với chủ trương và sự nghiệp của Oyama. Sau cùng thì chính Oyama đã bổ nhiệm Matsui vào chức vụ chưởng môn. Bơm một luồng máu trẻ trung vào tổ chức có thể là một lợi khí cho Koykushin Karate dẫn đến những mục tiêu mới. Đặt quyền bính vào một tay thanh niên có thể tránh né được những tranh giành chính trị của giới già. Theo tôi, Matsui hội đủ nhiều đức tính tinh thần và thể lực của Oyama. Có thể đây thực sự là một sự bổ nhiệm khôn khéo.

Nếu giàu tưởng tượng hơn một chút nữa, tôi có thể xem Matsui như là đích tử mà Oyama không hề có. Ông Goyen Yamaguchi có thể trao tay lái lại cho em trai mình – Goshi – còn Oyama thì đáng buồn vì không có người thừa kế.
Tuy nhiên còn có một lối kết thúc câu chuyện khác hẳn. Trong đó, Matsui chỉ được một số người trên thế giới ủng hộ mà thôi, họ cảm thấy khoảng trống do Oyama để lại và có thể tìm các điểm tựa khác. Có lẽ các võ sư ở Tokyo đã chĩa mũi ra ngoài rồi. Ai biết được các âm mưu có thể đã hình thành hiện nay? Cũng có thể lòng tin đã lung lay và một số các quốc gia rút ra khỏi tổ chức. Cũng có thể là một số quốc gia sẽ tổ chức lại và lập thành những môn phái mới. Và sau cùng các âm mưu có thể dẫn đến sự cuồng nộ của một số hội viên Kyokushin.
Nhưng nay tôi sẽ kết luận bằng cách sau: Ông Oyama đã sáng lập môn phái võ công độc đáo – môn Kyokushin Karate – và xây dựng thành tổ chức hùng mạnh nhất trên thế giới. Có lẽ ông ta đã chẳng hề buồn lòng khi nghĩ rằng nếu không có ông lãnh đạo tổ chức này, thì nó sẽ chẳng tồn tại nổi.
Thậm chí ác độc hơn khi cho rằng: “Việc bổ nhiệm Matsui nằm trong ước muốn của người chiến sĩ già muốn chôn vùi sự nghiệp luôn với bản thân mình. Có lẽ nào ông lại muốn gieo mầm chia rẽ và tuyệt vọng vào tương lai?”
Dĩ nhiên là không. Giả thuyết ấy thật buồn cười quá.

Tạp chí Australian Fighting Arts



========================================================================


Được sửa bởi HuyendaiKarate ngày Wed May 26, 2010 6:35 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://karatevn.tk
HuyendaiKarate
Huấn luyện viên
Huấn luyện viên
HuyendaiKarate

Số bài gửi : 714
Tài sản : 510618
Số lần được thanks : 53
Join date : 14/05/2010
Đến từ-Lớp Đến từ-Lớp : CLB Karatedo Uy Son

Mẩu chuyện hay về nhân vật lịch sử KARATE _
Bài gửiTiêu đề: Re: Mẩu chuyện hay về nhân vật lịch sử KARATE   Mẩu chuyện hay về nhân vật lịch sử KARATE I_icon_minitimeWed May 26, 2010 6:32 am

Chuyện kể về Võ sư Karate Chatan Yara
Chatan là tên một hòn đảo ở phía nam quần đảo Okinawa. Dân làng ở đây phần đông làm nghề đánh cá. Yara là tên một thanh niên sinh tại nơi đó sau này trở thành một bậc Thầy về Không Thủ Đạo. Cho nên mới gọi tên là Chatan Yara.
Mẩu chuyện hay về nhân vật lịch sử KARATE Sakugawa
Theo sử liệu, Yara sinh ra trong một gia đình cha làm nghề buôn trà với các doanh thương tỉnh Phúc Kiến. Thời niên thiếu, Yara là một thanh niên lực lưỡng. Năm 12 tuổi, gia đình chấp thuận cho Yara theo người chú sang Phúc Kiến để tầm sư học đạo với một danh sư Trung Quốc. Với sức lực bẩm sinh, Yara lúc nào cũng hăng hái làm việc, có thể là quá hăng hái trong việc xử dụng sức mạnh thiên phú của mình. Thầy của ông đã nhận thấy điều đó nên người Thầy từ từ từng bước một dạy cho Yara về giá trị của sự "thăng bằng" và nguyên tắc dung hòa.

Mỗi ngày,ngoài việc tập luyện võ nghệ và binh khí, Yara còn phải làm những công việc khác; người Thầy lợi dụng khi Yara hăng say làm việc, tìm cơ hội đẩy Yara để cho Yara lúc nào cũng mất thăng bằng và mỗi lần bị té mất thăng bằng như thế, người Thầy dạy Yara: Mọi sự vật đều khởi đầu bằng tính hợp nhất. Ngày này qua tháng nọ, một hôm Yara "ngộ" ra rằng tính hợp nhất mà Thầy của anh không ngừng nhắc nhỡ chính là sự thăng bằng hợp nhất của Tâm và Thân! Và sự hợp nhất của Tâm và Thân chỉ có thể đạt được sau một thời gian dài công phu khổ luyện!

Khi Yara đã ngộ được điều này, hai mươi năm đã trôi qua! Bây giờ Yara là một thanh niên với 32 tuổi đời, đối với Yara tưởng chừng như mới ngày hôm qua! Tất cả chỉ là tương đối. Yara nhớ lại lời Thầy đã dạy: "Thời gian chỉ "quan trọng" cho những ai thiếu chí kiên nhẫn”. Nếu một người chờ đợi hẹn hò với người yêu đến trể 10 phút thôi, 10 phút đó cũng là một thời gian lâu dài, đối với một người học đạo đi tìm sự "hoàn hảo", 50 năm chỉ là mốc khởi đầu".

Sau 20 năm với Thầy, giờ đây Yara phải xa Thầy trở về cố hương, lòng Yara buồn vời vợi vì phải xa Thầy nhưng cũng nôn nao vì được trở lại quê nhà đồng thời lo lắng vì sau 20 năm tất cả mọi sự đã đổi thay. "Tất cả đều vô thường, theo giáo lý của Đức Phật. Con hãy trở về quê nhà". Đó là lời an ủi của người Thầy nói với Yara. Yara từ biệt Thầy, hai Thầy trò im lặng không nói nên lời nhưng hiểu nhau.

Đối diện với sinh tử
Okinawa vào thời đó bị Nhật Bản cai trị, người nhật xem Okinawa là "thuộc địa của họ. Tất cả quyền hành đều ở trong tay của sứ quân Satsuma. Là một quần đảo giao thương với Trung Quốc cho nên Okinawa bị ảnh hưởng ít nhiều với văn hóa của người bạn láng giềng khổng lồ này trong đó có võ thuật. Yara trở về quê nhà nhờ biết viết và đọc được tiếng Hán nên được làm thông dịch trong cơ quan hành chánh. Những lúc nhàn rỗi, Yara thường hay dạo chơi trên bải biển.

Một hôm đang dạo chơi ngoài bãi biển, Yara nghe tiếng kêu cầu cứu từ xa. Giữa tiếng gió biển lẫn tiếng sóng biển ì ầm đập vào bờ, Yara dừng chân lại cố nghe xem tiếng cầu cứu từ đâu tới, Yara chạy tới sau một đồi cát thì thấy một tên lính đang rượt bắt một thiếu nữ. Yara quát lớn:"Dừng tay lại, đây không phải là một hành động đứng đắn của một samurai" Yara bước tới gần, vẻ mặt lạnh lùng nhìn tên samurai nói tiếp:" Thật đáng xấu hổ cho ngươi đi hiếp đáp một phụ nữ". Tên samurai ngạc nhiên vì có người đến ngăn cản, buông cô gái ra , nét mặt giận dữ trả lời:" Không liên quan gì tới mày, đừng xen vào chuyện người khác". Cô gái được thả ra vội vàng chạy trốn sau một đồi cát. Yara nhìn chăm chăm gã samurai, chú ý đến phù hiệu của sứ quân Satsuma trên áo của hắn. Cùng lúc, Yara liếc mắt nhìn thanh gươm nên biết rằng đây cũng là một "cao thủ". Gã samurai đã thấy Yara liếc nhìn thanh gươm nên tay nắm lấy chuôi gươm và thay đổi bộ pháp. Yara phản ứng tự nhiên lùi một bước, hai tay buông xuôi hay bên và nhận thức rằng mình không có vũ khí trong tay, thì gã samurai rút gươm và bước tới.
Yara chờ đợi. Đây là lần đầu tiên Yara đối diện sinh tử. Những năm tháng tập luyện đã qua, giờ đây trực diện với sự thật tinh thần Yara bắt đầu căng thẳng, nhìn gã samurai đang từ từ tiến tới, lời dạy của người thầy năm xưa đang hiện trong trí của mình:"Nếu tâm không được an tịnh, sẽ không thể nào tập trung tinh thần được". Yara hít một hơi thở thật sâu, hai vai buông lỏng, lùi thêm một bước, và thở mạnh ra đem tất cả các cảm xúc xuống đan điền. Tất cả sự lo âu tan biến và Yara trong tư thế sẵn sàng.

Gã samurai bước tới chậm rãi, ngưng lại. Thời gian như dừng lại và bất thình lình hắn vung gươm chém ngang vào người Yara, Yara nhanh nhẹn lùi hai bước tránh đòn và di chuyển vòng tròn để tiến vào phía đồi cát
Người thiếu nữ núp sau đồi cát trong thấy Yara đang lùi về phía mình, tay không, nên cố tìm kiếm một vật gì cho Yara làm khí giới. Chatan là một làng đánh cá, dân làng thường hay để những chiếc ghe nhỏ trên bãii biển, nên cô gái chạy tới một chiếc ghe chụp lấy một máy chèo quăng cho Yara. Đúng lúc Yara đang chạy tới, nhanh tay chụp lấy máy chèo xoay lại quay tròn máy chèo vào mặt gã samurai đang chạy tới làm hắn khựng lại và thủ trong tư thế jodan kamae, Yara trong thế "dragon tail kamae", hai đối thủ im lặng không cử động như hai pho tượng. Đột nhiên, gã samurai tấn công, Yara nhanh nhẹn không kém, phản công tức thì bằng cách tiến vào dùng máy chèo đánh vào chuôi gươm thật mạnh, thanh gươm văng khỏi tay của gã samurai, lập tức hắn quỳ một chân xuống định rút thanh đoản kiếm thì Yara nhảy tới một bước tung một ngọn cước vào mặt gã samurai, khi ngọn cước tung ra cát biển văng vào mặt gã samurai làm cho hắn vừa bị trúng đòn vừa bị cát văng vào mặt nên không kịp rút đoản kiếm mà phải lăn nhào lộn ra phía sau. Tất cả đều diễn tiến rất nhanh. Trong khi hắn chưa kịp định thần lấy lại thăng bằng để đứng lên Yara hét lên một tiếng bước tới bổ máy chèo xuống đập bể sọ địch thủ. Gã samurai chết ngay tức thì.

Yara được người thiếu nữ giới thiệu với người xã trưởng nơi cô ở. Cô nhất định thuyết phục Yara nên mở lớp huấn luyện thanh thiếu niên trong làng vì Okinawa thời đó bị người Nhật cai trị và bị hà hiếp bởi binh lính đóng tại đảo. Sau một thời gian suy nghĩ, Yara quyết định truyền dạy kiến thức võ học của mình học từ Trung Quốc. Lớp học chỉ có vài người, vì sự tập luyện khó khăn đòi hỏi sự kiên nhẫn và khổ luyện nên chỉ còn 4 người ở lại. Yara chú trọng thể lực, luyện quyền, luyện những kỹ thuật tập cho thân thể được dẻo dai. Hằng ngày dân làng đều nghe tiếng côn và tiếng thét kiai từ trong sân nhà của Yara vang rền. Và tiếng tăm của Yara được láng giềng các hòn đảo lân cận biết đến.

Một hôm Yara đang làm công việc thì người giúp việc vào thưa có một người muốn gặp mặt. Linh tính báo cho Yara biết đây không phải là người "thường" muốn gặp ông ,người giúp việc nói: "Người này không phải dân của làng ta và xem có vẻ là người biết võ".
Yara đi ra ngoài và đúng như linh tính đã báo trước, một thanh niên lực lưỡng trong tay đang cầm bộ khí giới "Sai" (chỉa ba nhỏ).
Hắn ta liền hỏi:" Có phải ông là Chatan Yara mà mọi người đều nói tới?"
"Đúng, tôi là Yara, ông muốn gặp tôi thì phải?"
"Vâng, tôi là người ở đảo Hama_Higa, nghe danh ông nên muốn tới xin học võ với ông."
"Tôi không nhận học trò mà không có thư giới thiệu". Nói xong Yara trở vào nhà thì gã kia liền nói:" Khoan, tôi đã bỏ nhiều thời giờ từ xa tới để gặp ông. Tôi đã đi qua nhiều nơi và đã thắng tất cả những trận đấu nên tôi tới đây để muốn học hỏi với ông.Tôi tên là Shiroma".
Yara biết gã thanh niên muốn thử tài nên hỏi: "Thế ông có ghé ngang làng sh*ta haku không? Nơi đó cũng có nhiều danh thủ về kỹ thuật Sai đấy".
Shiroma trả lời: "Có, nhưng người giỏi nhất trong làng cáo bệnh nên không thể tiếp tôi". Yara nhìn thấy một sự kiêu căng trong tư cách của Shiroma nên quyết định cho hắn một bài học nhưng Yara không muốn một trận đấu sinh tử nữa mà chỉ muốn cho hắn học bài học về tính khiêm nhường mà thôi. Yara trong khi nói chuyện với Shiroma nhìn thấy rằng Shiroma tuy hơi kiêu căng ở tuổi hai mươi nhưng vẩn có sự khác biệt với các võ sĩ khác chỉ biết dùng sức lực mà thiếu cái tâm.
"Được, Yara trả lời, hẹn ông vào ngày mai sáng sớm tại bãi biển”.
Sáng hôm sau, Yara đã có mặt tại bãi biển, ngồi thiền trên bãi cát cảm nhận sự hòa hợp với thiên nhiên, tâm tư trống lặng, Yara vẫn nghe được tiếng người từ xa đi tới. Bước chân mỗi lúc một gần Yara vẫn tiếp tục thiền định cho đến khi bước chân còn khoảng vài thước, Yara mở mắt và Shiroma đang đứng đó. Yara đứng dậy hỏi: "Sẵn sàng chưa?"
Shiroma liền thủ thế, Yara bình tỉnh cầm hai thanh Sai buông xuôi theo hai bên hông. Shiroma nhìn thấy Yara bất động, nét mặt bình thản nghĩ thầm: Đúng là một bậc thầy. Shiroma liền đi vòng quanh ra phía biển mặt quay về phía bờ để ánh nắng mặt trời từ sau lưng của mình chiếu vào mặt của Yara.
Yara mỉm cười tiếp tục theo dõi các động tác của Shiroma.
Shiroma bắt đầu cảm thấy thời gian rất lâu tự hỏi thầm sao ông này vẫn an nhiên, ta phải tấn công khi ánh nắng mặt trời chiếu ngay mặt của Yara.
Yara vẫn cầm hai thanh Sai trong tay bất động, tới lúc Shiroma quyết định tấn công tức thì Yara giơ cao một thanh Sai lên trước mặt thẳng vào mặt Shiroma...
Khi Shiroma tỉnh dậy, nhớ lại những giây phút cuối cùng đó kể lại như sau:"
Khi tôi vừa thấy ánh nắng mặt trời sau lưng tôi, tôi lập tức tấn công thì Yara giơ Sai lên, Yara đã dùng thanh Sai như tấm gương phản chiếu ánh nắng trở lại vào mặt tôi và Yara đã đánh vào đầu làm tôi bất tỉnh. Đúng là "Gậy ông đập lưng ông". Sau đó Shiroma trở thành đệ tử của Yara.
Điều đáng tiếc là Yara, không như những danh sư khác mở riêng một trường phái, chỉ âm thầm tập luyện, chú tâm vào việc nghiên cứu dịch thuật và thư đạo. Tuy nhiên Yara đã để lại cho hậu thế những bài quyền trứ danh sau đây:
Chatan Yara no kon
Chatan Yara no Sai
Chatan Yara no Tonfa
Chatan Yara no Nunchaku
và bài quyền Không Thủ Đạo Kusanku
========================================================================
Về Đầu Trang Go down
http://karatevn.tk
Sponsored content




Mẩu chuyện hay về nhân vật lịch sử KARATE _
Bài gửiTiêu đề: Re: Mẩu chuyện hay về nhân vật lịch sử KARATE   Mẩu chuyện hay về nhân vật lịch sử KARATE I_icon_minitime

========================================================================
Về Đầu Trang Go down
 

Mẩu chuyện hay về nhân vật lịch sử KARATE

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

Upload hình
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Tài liệu :: Tài liệu nghiên cứu :: Lịch sử võ thuật-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất