Chào mừng bạn đăng nhập diễn đàn.
Chúc bạn một ngày tốt lành.Have fun! ^_^
Chào mừng bạn đăng nhập diễn đàn.
Chúc bạn một ngày tốt lành.Have fun! ^_^
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tâm Pháp Không Thủ Đạo TL0
=====================================================


THÔNG BÁO: Chuyển địa điểm tập tại Thủy Lợi
sang Nhân Chính

Similar topics

Share | 
 

 Tâm Pháp Không Thủ Đạo

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Duc_Quyen
Khách Quý
Khách Quý
Duc_Quyen

Số bài gửi : 41
Tài sản : 509197
Số lần được thanks : 11
Join date : 19/05/2010
Age : 35
Đến từ-Lớp Đến từ-Lớp : Hưng Yên

Tâm Pháp Không Thủ Đạo _
Bài gửiTiêu đề: Tâm Pháp Không Thủ Đạo   Tâm Pháp Không Thủ Đạo I_icon_minitimeFri Jun 04, 2010 8:18 am



Các võ sư Không Thủ Đạo trong các buổi giảng huấn thường hay nói tới câu " Mizu No Kokoro" nôm na là Tâm phẳng lặng như mặt nước.( A Mind like Water)

Thật vậy hảy quan sát mặt nước trong một trong một cái ao hay hồ; nếu
nước trong vắt và an tỉnh thì mặt hồ nước sẻ phản chiếu mọi sự vật
chung quanh như một tấm gương, trái lại nếu nước bị giao động thì sự
phản chiếu bị sai lệch.

Trong sự luyện tập Không Thủ Đạo, môn sinh phải tưởng tượng tâm của
mình phải an tỉnh như mặt nước của hồ, thấy tất cả sự vật chung quanh
một cách chính xác như thị.Cũng như mặt nước của hồ phản chiếu mọi sự
vật chung quanh trong chu vi của hồ nước, tâm của môn sinh KTD cũng
phải như thế.Và khi đạt được trạng thái yên lặng tâm của môn sinh sẻ
cảm nhận thức mọi sự việc thích đáng với ngoại cảnh và như thế sẻ cảm
nhận được tất cả cử động của đối thủ.

Nếu môn sinh không tập trung tinh thần để tâm bị giao động giống như
ném hòn đá xuống mặt hồ nước, sự an tỉnh của hồ nước sẻ bị giao động
không còn phản chiếu sự việc như thị mà sẻ bị thay đổi. Môn sinh sẻ
không còn thấy hảy nhận thức được đòn thế của đối thủ và thời gian phản
ứng (thủ hay phản công) sẻ bị chậm đi.

Tâm sáng như Mặt Trăng ( Tsuki no Kokoro)

Ánh sáng rọi chiếu của mặt trăng khác biệt hơn ánh nắng của mặt trời.
Ánh nắng của mặt trời có thể làm chóa mắt trong khi đó ánh sáng của
trăng phản chiếu một cách nhẹ nhàng và ánh sáng đó chiếu trải đều trên
khắp tất cả sự vật.

Cái Tâm của môn sinh KTĐ như mặt trăng có ngụ ý là môn sinh phải nhìn
thấu đối thủ một cách toàn diện, cái nhìn phải trải đều chứ không thể
chú tâm nhìn vào một phần của đối thủ như chú tâm vào đôi tay hay đôi
chân của đối thủ. Nếu chỉ nhìn như thế ,một phần của đối thủ, sẻ làm
cho tâm của môn sinh dể bị chi phối và khi đối thủ tấn công ,phản úng
sẻ chậm hơn và sự thất bại sẻ không tránh khỏi.

Nhất tiễn xuyên thạch Ikken Hisatsu (One-Punch Death-Blow)

Trong sự luyện tập KTĐ môn sinh thường hay nghe các võ sư dạy mỗi một
đòn thế đành ra phải là đòn "chí tử", đòn cuối cùng nếu đánh không
trúng thì phải chết!Chính vì thế khi luyện tập mỗi đòn thế đánh ra phải
cân nhắc giửa sanh và tử và sẻ không bao giờ có cơ hội may mắn thứ hai.
Để đạt được trình độ nầy, phải luyện tập với chủ tâm là mỗi đòn thế
đánh ra phải là một đòn "chí tử" cuối cùng! Mổi thế đở hay công phải
được tập thuần thục với một cường độ khi một đòn thế đánh ra địch thủ
trúng đòn phải gục ngã!. Dĩ nhiên, sự luyện tập KTĐ thời nay không còn
chủ tâm là để "giết" một ai nữa, tuy nhiên phải tập luyện trong chiều
hướng đó với một sự cẩn trọng nghiêm trang phát huy sức mạnh tinh thần,
đạt đến sự tự chủ của thể lực và kỹ thuật đồng thời cũng là phương thức
quán chiếu thâm sâu vào bản tính của người võ sĩ KTĐ.

Công và Thủ là Một ( Kobo Itchi)

Người môn sinh KTĐ khi luyện tập nghĩ rằng một thế đấm, một đòn đá là
công và một thế đỡ là thủ, môn sinh đó chưa nắm vững ý nghĩa sâu sắc
của kỹ thuật đang tập luyện. Nên nhớ sự "làm" (doing) hay thực tập
những kỹ thuật KTĐ quan trọng hơn là lý thuyết hóa chúng. Kobo Itchi là
châm ngôn nhắc nhở môn sinh phải cố gắng thực tập hơn là lý luận hoặc
"suy nghĩ" về đòn thế quá nhiều mà quên đi mục đích chính: hãy luyện
tập không ngừng cho đến khi mỗi đòn thế tự nó trở thành công và thủ,
một bản năng thứ hai.

Tâm và Kỹ Thuật là Một (Shingi Ittai)

Nếu tâm của môn sinh KTĐ bị "vướng mắc" hoặc bị giao động hoặc chăm chú
vào một việc gì hay suy nghĩ hay lo sợ , tâm không an tịnh như mặt nước
trong hồ sẻ phản ảnh qua phần thực tập các kỹ thuật. Tất cả những suy
nghĩ xâm nhập vào tâm tạo một sự "ngập ngừng" và sự ngập ngừng này sẻ
được thấy, trên hai phương diện, sự phản ứng khi môn sinh bị tấn công
và ngay trong kỹ thuật phản công.


Rất quan trọng cho môn sinh phải thực tập "làm cho trống không" tâm của
mình hoàn toàn và sẵn sàng phản ứng nhanh nhẹn trong mọi trường hợp
công cũng như thủ một cách "tự nhiên" ,kỹ thuật phải được xuất phát từ
trung điểm của thân, tâm và ý.

Tàng tâm (Isshin - Zanshin )

Trong tâm pháp KTĐ các môn sinh thường nghe tới thuật ngữ zanshin khi
luyện tập các kỹ thuật .Zanshin là cái tâm ví như đại dương lúc nào
cũng trong trạng thái di động. Ísshin là tâm ví như làn sóng có mục
đích và một hướng mà thôi , lôi cuốn đi tất cả những gì nó đi qua.

Ý tưởng là lúc nào cũng giữ tâm được tỉnh thức, phòng bị, năng động như
đại dương và để cho isshin (làn sóng) tự hiển hiện ra trong khi thực
tập thi triển các kỹ thuật, và ngay sau đó trở về trạng thái zanshin.

Điều quan trọng nhất : trau giồi, đào luyện tinh thần zanshin vì isshin là một phần ẩn trong zanshin.

(Mắt và Tâm phải cùng thấy) Kan-Ken Futatsu No Koto

Ken là mắt thấy bề ngoài của sự vật - thấy sự vật nhờ ánh sáng phản
chiếu vào vật đó.Kan là tâm thấy xuyên qua bề ngoài của sự vật và nhận
thức được "tự tánh" của sự vật đó. Trong võ đường, khi luyện song đấu,
môn sinh đều nhìn thấy được đối thủ và thấy những gì đối thủ làm, nhưng
trong tâm pháp KTĐ ,sự luyện tập có thể giúp môn sinh thấy "xa hơn nữa"
(beyond) những gì đôi mắt có thể thấy một cách bình thường hiển nhiên.
Với sự tập luyện đứng đắn đúng phương pháp, môn sinh có thể nhìn thấu ý
định của đối thủ, và trong nhiều trường hợp môn sinh có một phản ứng
phản công kịp thời trước khi đòn tấn công được tung ra.
Bình tâm (Heijo Shin)

Môn sinh KTD phải luyện tập một cái Tâm bình thản , một tinh thần lúc
nào cũng sẵn sàng cương quyết trong mọi trường hợp dù là đang lo công
việc hằng ngày, hay đang luyện tập trong võ đường, hoặc bất cứ trong
mọi nghịch cảnh.

Nếu tâm của môn sinh lúc nào cũng "trống không", không có lo sợ, ảo ảnh
và bối rối, môn sinh sẻ có thể phản ứng tức thì và tự nhiên trong mọi
trường hợp. Nếu không, khi gặp nghịch cảnh hay trong một trận đấu, tâm
của môn sinh không được thanh tịnh phải bỏ ra một "thời gian ngắn " để
làm cho tâm "trống không", "thời gian phụ trội" đó là sự khác biệt giửa
sinh và tử. Shu, Ha, Ri
Trong KTĐ và các môn võ khác của Nhật Bản, tiến trình tập luyện được
chia làm ba giai đoạn. Đó là Shu, tuân theo truyền thống và phương pháp
tập luyện; Ha, "thay đổi" (phương pháp tập luyện,hay cách giảng dạy môn
sinh) cho phù hợp với trình độ và kinh nghiệm; Ri, vượt qua truyền
thống.
Khi một môn sinh KTĐ được chấp nhận ,họ phải tuân theo sự giảng huấn
của các võ sư không được sửa đổi kỹ thuật hay phương pháp tập luyện ;
họ phải khổ luyện các thức căn bản đòi hỏi ở môn sinh một kỹ kuật cao
độ về thể xác và tinh thần.Thời gian này,Shu, có thể kéo dài từ hai (2)
đến năm
(5) năm tùy theo trình độ và khả năng của mỗi môn sinh.

Một khi đã qua giai đoạn Shu, các thế và lý thuyết căn bản được nắm
vững, môn sinh phải có một sự thay đổi, có nghĩa là các chiêu thức kỹ
thuật phải được thích hợp theo cơ thể của mỗi môn sinh. Tùy theo cơ thể
và thể lực của mỗi môn sinh, như cao,thấp, nặng, nhẹ, mà mỗi môn sinh
phải "tu chỉnh" phương thức tập luyện cho chính mình; có thể nói là mỗi
môn sinh "cá nhân hóa" kỹ thuật cách thức đi quyền, cách thức tung đòn.
v.v. Thời gian của giai đoạn Ha nầy có thể kéo dài từ 5 đến 10 năm hoặc
lâu hơn nữa!

Giai đoạn cuối Ri được xem như giai đoạn "trác tuyệt" (transcendence).
Môn sinh đã đạt tới sự hiểu biết rõ ràng, cặn kẽ các kỹ thuật và triết
lý của môn võ. Trong khi hai giai đoạn Shu, Ha được phần đông các môn
sinh sau một thời gian dài khổ luyện đạt tới ,giai đoạn Ri thường chỉ
có các danh sư thật sự hiến dâng cả đời mình cho võ đạo mới đạt mục
đích.
========================================================================


Được sửa bởi Duc_Quyen ngày Fri Jun 04, 2010 3:59 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
coccondepzai
Khoá 5 - cơ sở ĐH Thủy Lợi
Khoá 5 - cơ sở ĐH Thủy Lợi
coccondepzai

Số bài gửi : 74
Tài sản : 508789
Số lần được thanks : 12
Join date : 23/05/2010
Age : 33
Đến từ-Lớp Đến từ-Lớp : ha noi_k5C

Tâm Pháp Không Thủ Đạo _
Bài gửiTiêu đề: Re: Tâm Pháp Không Thủ Đạo   Tâm Pháp Không Thủ Đạo I_icon_minitimeFri Jun 04, 2010 2:47 pm

Dài quá nhưng mà hay. đọc xong em hoa hết cả mắt.
========================================================================
Về Đầu Trang Go down
 

Tâm Pháp Không Thủ Đạo

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

Upload hình
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Tài liệu :: Tài liệu nghiên cứu-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất