Chào mừng bạn đăng nhập diễn đàn.
Chúc bạn một ngày tốt lành.Have fun! ^_^
Chào mừng bạn đăng nhập diễn đàn.
Chúc bạn một ngày tốt lành.Have fun! ^_^
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
AI MUỐN CÙNG TA ĐI VÀO CHỖ CHẾT ? TL0
=====================================================


THÔNG BÁO: Chuyển địa điểm tập tại Thủy Lợi
sang Nhân Chính


Share | 
 

 AI MUỐN CÙNG TA ĐI VÀO CHỖ CHẾT ?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
HuyendaiKarate
Huấn luyện viên
Huấn luyện viên
HuyendaiKarate

Số bài gửi : 714
Tài sản : 509818
Số lần được thanks : 53
Join date : 14/05/2010
Đến từ-Lớp Đến từ-Lớp : CLB Karatedo Uy Son

AI MUỐN CÙNG TA ĐI VÀO CHỖ CHẾT ? _
Bài gửiTiêu đề: AI MUỐN CÙNG TA ĐI VÀO CHỖ CHẾT ?   AI MUỐN CÙNG TA ĐI VÀO CHỖ CHẾT ? I_icon_minitimeWed May 26, 2010 12:44 am

- Ai muốn cùng ta đi vào chỗ chết?
- Tôi... Chúng tôi muốn đi... Xin hãy cho chúng tôi đi cùng...
- Ta nhắc lại... những kẻ đi cùng ta...

Chỉ có con đường chết.

* * *

Theo sách Đại Việt thông sử, khi Lê Lợi mới khởi nghĩa chống giặc Minh, binh ít, lương thiếu, chỉ thắng được vài ba trận nhỏ còn lại thường bị quân giặc đánh tả tơi, cuối tháng 4 năm 1418, Lê Lợi bị thua trận ở Mường Một, chạy thoát về Trịnh Cao, quân Minh đuổi theo vây chặt các lối hiểm yếu, lương cạn, tinh thần binh sĩ hoang mang, tình thế nguy hiểm như chỉ mành treo chuông...

* * *

Nguyễn Trãi đứng trên gò núi cao đôi lông mày không ngừng rung động, vẻ mặt căng thẳng đến cùng cực, tam đệ của ông là Nguyễn Phi Hùng đứng phía sau cũng không khỏi sốt ruột:
- Đại ca, có mưu kế gì chưa?
Nguyễn Trãi lắc đầu thở dài chỉ tay về phía trước:
- Tam đệ, có thấy bầu trời trước mặt không?
- Đêm nay không trăng không sao, bầu trời tối đen như mực.
- Hy vọng của Lam Sơn cũng giống như bầu trời này, chẳng còn cách gì cứu vãn nữa rồi.
- Thực sự không còn cách gì có thể thoát khỏi tình huống này hay sao?
- Lương hết, binh ít, nguồn nước bị vây hãm, viện binh của Nguyễn Xí và Trần Nguyên Hãn lại ở xa muốn tiến đến cũng phải mất ít nhất năm ngày trong khi cùng lắm quân ta chỉ có thể cầm cự trong hai ngày nữa. Xem ra trước mắt chỉ có một con đường để đi.
- Con đường nào?

CHẾT.

Tối hôm ấy trong đầu người được mệnh danh trí trùm Đại Việt nảy sinh một con đường chết chóc.
Rạng sáng, doanh trại Lê Lai có khách ghé thăm.

...

* * *

Sáng sớm hôm sau.
Hôm nay, con chiến mã cuối cùng cũng được mổ thịt vậy mà phần đông binh sĩ vẫn phải đào rễ cây, hái lá dại mà ăn.
Nhìn bộ dạng ai nấy đều tiều tụy, hốc hác người chẳng ra người, ma chẳng ra ma, Bình Định Vương Lê Lợi chỉ còn biết lắc đầu thở dài.

Từ cổ chí kim, con đường của kẻ có tráng trí hùng tâm chưa bao giờ bằng phẳng.

Ngài thở dài một tiếng rồi nói:
- Truyền lệnh xuống, đem con voi của ta giết đi lấy thịt khao ba quân.
Vừa lúc ấy, Nguyễn Trãi và Lê Lai cũng đến nơi.
- Bình Định Vương, con voi ấy tạm thời không giết được.
Bình Định Vương nhíu mày nhìn Nguyễn Trãi:
- Nguyễn Trãi, uổng cho ông tự xưng kẻ trí tại sao lại không hiểu đạo lý này? Con người coi trọng ăn bằng trời, những kẻ đi theo ta nếu không phải vì ý chí đánh đuổi quân xâm lược thì cũng mong có một cuộc sống bình yên cơm no áo ấm, giờ ông nhẫn tâm nhìn binh sĩ chịu cảnh đói khát hay sao?
Nguyễn Trãi:
- Voi khác thì giết được, nhưng con voi này biểu tượng cho thân phận của Bình Định Vương, không nên giết lúc này.
- Nực cười, giờ là giờ phút nào còn nói đến thân phận?
- Sai, đây mới là giờ phút cần thân phận, chúng ta có thể thoát khỏi nơi này hay không chính là nhờ vào hai chữ thân phận này.
Lê Lợi và toàn thể binh sĩ nghe Nguyễn Trãi nói đến cách thoát khỏi nơi này thì nhất lọat hứng khởi im lặng lắng tai nghe:
- Có cách rồi ư?
Nguyễn Trãi vuốt râu nói gọn lỏn hai chữ:
- Kỷ Tín.
Lê Lợi hết nhìn Nguyễn Trãi rồi nhìn Lê Lai:
- Các ngươi...các ngươi muốn bắt chước tấm gương Kỷ Tín thời Hán liều mình chết thay cho Hán cao tổ ư?
Lê Lai nói:
- Thần với Bình Định Vương là huynh đệ họ hàng dung mạo cũng có vài phần giống nhau, đích thực là kẻ thích hợp nhất để đi chuyến này.
Nguyễn Trãi lại nói tiếp:
- Chỉ cần Lê tướng quân cưỡi voi của chúa công dẫn theo một toán cảm tử quân xông ra trước trận tiền, quân giặc nhất định tập trung toàn lực bao vây, đó chính là cơ hội bằng vàng cho chúng ta thoát thân.
Lê Lợi suy nghĩ hồi lâu rồi phất tay áo:
- Không được, Lê Lợi ta dựng cờ khởi nghĩa lấy nhân nghĩa làm đầu, nay đưa kẻ khác chết thay là bất nhân, đưa huynh đệ vào chỗ chết là bất nghĩa, Nguyễn Trãi, mưu kế này của ông ta tuyệt đối không nghe theo.
Lê Lai kêu lên:
- Bình Định Vương, hiện giờ đây chính là phương pháp duy nhất để thoát khỏi cảnh hiểm nghèo này, thần tình nguyện vì Bình Định Vương mà hy sinh, sự thành chỉ mong Bình Định Vương sau khi dẹp yên được chó Ngô xin hãy nhớ đến một kẻ tên Lê Lai này vậy là mãn nguyện rồi.
Lê Lợi bóp lấy vai Lê Lai nói:
- Thà ta tự mình ra liều mạng với quân thù còn hơn nhìn huynh đệ thân như ruột thịt đi vào chỗ chết.
Binh sĩ bên ngòai nhìn hai vị chủ tướng họ Lê tranh nhau cầu chết bất giác không ai bảo ai đồng lọat quỳ xuống.
Lê Lợi nói đúng, trong bọn họ có rất nhiều người đi theo chỉ vì bốn chữ Cơm No Áo Ấm, nhưng hiện tại những người đó cơ hồ đã quên mất.
Trong lòng họ bây giờ chỉ có đại nghĩa, một chữ Nghĩa soi sáng trời xanh.
Trong lúc hai huynh đệ họ Lê còn chưa ai chịu nhường ai chợt Nguyễn Trãi ôm bụng cười ngất:
- Bình Định Vương, nếu ý người đã quyết, xin thứ lỗi cho chúng tôi đành mang tội...
Lê Lợi tím mặt run lên:
- Nguyễn Trãi...ông...
Chợt lúc ấy, ngài nghe sau gáy mình nhói đau, sau đó là cả một khoảng trời đen tối ập xuống.
- Bình Định Vương, tội thần Lê Lai xin đi vào chỗ chết.

Kẻ có tội lại được đời đời ghi công.
Đó có phải mâu thuẫn không?

Khoác tấm chiến bào của Lê Lợi, Lê Lai bước ra phía trước doanh trại nói lớn:

AI MUỐN CÙNG TA ĐI VÀO CHỖ CHẾT?

Không ngờ hơn hai ngàn tướng sĩ đang quỳ dưới đất cùng lúc đứng phắt dậy kêu lên:
- Tôi...
- Tôi muốn đi cùng tướng quân.
- Tướng quân, xin cho tôi đi cùng.
- Nguyện cùng tướng quân đi vào tử địa.
- ...
Lê Lai rưng rưng xúc động nhắc lại:
- Ta nói lại...những kẻ đi cùng ta...

Chỉ có con đường chết.

Không ngờ tiếng kêu xin đi theo của tướng sĩ không những không giảm ngược lại còn to hơn, lớn hơn trước.

Tại sao ai cũng hăng hái đi vào chỗ chết?
Đó có phải mâu thuẫn không?

Nguyễn Trãi bước tới đặt tay lên vai Lê Lai:
- Tướng quân, hãy dẫn năm trăm binh sĩ bị thương liều mình xông ra ngoài.
Lê Lai nhìn xung quanh thở dài:
- Cũng đúng, phần còn lại đợi khi nào cái tin Lê Lợi chết truyền ra ngòai thì cùng nhau hộ tống Bình Định Vương xông ra ngoài. Chỉ e rằng khi ấy, người còn tỉnh dậy.
- Tướng quân yên tâm, Trãi tôi tự có cách ứng phó.
- Chung quy lại, huynh ấy chỉ là một tên khờ.
Nguyễn Trãi cười khổ:
- Tướng quân tuy ngài văn không hay võ không giỏi, chẳng có tài cán gì xuất chúng nhưng đáng quý ở chỗ, ngài cũng là một tên khờ.
- Tên khờ này liều mạng vì tên khờ khác, Nguyễn tiên sinh, sự thật lại mất lòng rồi.

Tại sao sự thật mất lòng?
Đó có phải mâu thuẫn không?

Chọn ra năm trăm binh sĩ bị thương, sức yếu, Nguyễn Trãi rót hai chén nước đưa đến trước mặt Lê Lai:
- Lê tướng quân, Trãi này lấy nước thay rượu chúc ông...

Sớm đi vào chỗ chết.

Lê Lai cười lớn đưa chén nước uống cạn rồi nói:
- Tấm lòng này tôi xin ghi nhận. Tiên sinh, có chuyện này muốn nhờ ngài, ba đứa hài nhi của tôi tuổi còn nhỏ tâm tình nông nổi...
- Tướng quân yên tâm, Trãi tôi còn sống ngày nào nhất định sẽ coi ba huynh đệ họ Lê như con ruột quyết không để chúng phải chịu cảnh gian khổ.
Lê Lai chợt cười ngất:
- Nguyễn tiên sinh, ông coi thường họ Lê quá rồi, xưa nay có ai trưởng thành mà không phải chịu gian khổ? Có anh hùng nào mà không dùng xương máu mình mà rèn luyện? Ta không muốn chúng sống một đời an lành vô ưu vô lự mà muốn chúng hiểu được hai chữ đại nghĩa vì nghĩa quân Lam Sơn, vì Đại Việt mà dốc hết tâm sức.
- Tấm lòng của tướng quân, Trãi tôi xin ghi nhận.
Lê Lai nhẩy lên voi quát lớn:
- Nào các anh hùng khờ khạo, chúng ta cùng nhau đi chết.

* * *

Cánh hoa thắm đỏ tung bay trong nắng chiều hoàng hôn.
Lê Lai cưỡi voi mặc áo bào đỏ, tay cầm bảo kiếm vừa ra khỏi bìa rừng lập tức vận nội công hét lớn:
- Chúa Lam Sơn ở đây.
Quân Minh nghe tiếng hét vang động trời đất thì giật mình kinh hãi nhưng rồi mau chóng chia quân bủa vây lấy Lê Lai và năm trăm binh sĩ vào giữa.
- Ha ha, nhìn xem bộ dạng của chúa Lam Sơn kìa.
- Nhìn binh sĩ của hắn ấy, như một lũ ma đói, kẻ bị thương, người tiều tụy, ha ha, đây gọi là Nghĩa Binh của Đại Việt sao?
Chợt Trần Phúc đại tướng rẽ đám quân Minh chĩa roi chỉ Lê Lai mắng:
- Lê Lợi, trời đã tuyệt đường ngươi thì hà tất phải cố chấp, chi bằng xuống voi đầu hàng, thiên tử Đại minh nhất định không đối bạc với ngươi.
Lê Lai cười lạnh:
- Muốn người Việt ta khuất phục trừ phi ngươi uống cạn biển nước Nam, đừng nói nhiều nữa, hôm nay Lê Lợi ta thà chết cũng không chịu khuất phục đâu. Huynh đệ, chúng ta mở đường máu liều mạng xông ra ngoài.
Trần Phúc cười:
- Ngươi chỉ là một gã khờ.
Lại là sự thật mất lòng.
Không sai, bản thân Lê Lai ta là một gã khờ, một gã khờ vì nước vì dân.
Tại sao anh hùng luôn đoản mạng?
Đó có phải mâu thuẫn không?
Lê Lai ta liều thân cứu chúa, có ai biết trong lòng ta nghĩ gì?

* * *

SỬ CHÉP: LÊ LAI SAU KHI ĐỔI ÁO BÀO CHO LÊ LỢI LIỀU MÌNH XÔNG VÀO GIỮA TRẬN TIỀN, GIẶC TƯỞNG ĐANG VÂY BẮT ĐƯỢC CHÚA LAM SƠN NÊN XÚM LẠI BỦA VÂY TRÙNG TRÙNG ĐIỆP ĐIỆP. LÊ LAI CÙNG 500 HUYNH ĐỆ XÔNG PHA GIẾT ĐỊCH NHƯNG THẾ CÔ LỰC KIỆT CUỐI CÙNG BỊ GIẶC BẮT SỐNG ĐEM ĐI HÀNH HÌNH.

* * *

- Kẻ nào tự xưng là đế vương đất Việt? Kẻ nào dám tự nhận có thể đánh đuổi quân Thiên Triều ra khỏi nước Nam?
Bên dưới binh lính hô lớn:
- Là Lê Lợi.
Trần Phúc lại cười:
- Hiện giờ hắn ở đâu?
Binh lính lại hô:
- Đã chết.
TRần Phúc chỉ vào cái xác không đầu treo lơ lửng trên cao:
- Có phải đây là anh hùng Lam Sơn không? Có phải là Bình Định Vương hay không?
Binh sĩ cười rộ lên:
- Chỉ là một cái xác không đầu.
Trần Phúc:
- Đầu hắn đâu rồi?
Lúc ấy, mấy chục gã binh sĩ đang đá qua đá lại một cái thủ cấp dính đầy máu tươi.
Trần Phúc ra lệnh treo xác “Bình Định Vương” phơi nắng ba ngày, mỗi ngày dùng roi gai đánh lên xác ba trận sáng, chiều, tối, thủ cấp thì đem đi làm nhục khắp nơi để lấy đó làm gương cho những kẻ còn có ý định muốn chống lại thiên triều.

* * *

- Đại ca.
- Nguyễn quân sư.
Nguyễn Trãi hờ hững:
- Tam đệ và Đinh hộ vệ tới đây có chuyện chi?
Đinh Liệt kêu lên:
- Quân sư, Trần Phúc đã đem xác Lê tướng quân bêu rếu nhục mạ khắp nơi, xin cho chúng tôi liều mạng với bọn chúng đem xác người về để an ủi vong hồn nơi chín suối.
Nguyễn Trãi nhíu mày quát:
- Không được.
Nguyễn phi Hùng biến sắc:
- Đại ca, Lê tướng quân bỏ mình vì nước, huynh lỡ nhẫn tâm nhìn thấy huynh ấy chết còn không yên bị kẻ thù giày vò hay sao?
Nguyễn Trãi cười:
- Bỏ mình vì nước, hà hà, nói đúng lắm, Lê tướng quân bỏ mình vì cái gì mọi người còn nhớ hay sao?
Đinh Liệt đập bàn quát lớn:
- Nguyễn Trãi, chính ông là kẻ nghĩ ra kế để Lê tướng quân liều mạng mạo danh Bình Định Vương khiến huynh ấy chết thảm, chẳng những ông không chịu thống lĩnh ba quân liều mình đưa Bình Định Vương ra khỏi vòng vây mà lại dửng dưng nhìn di thể huynh ấy bị làm nhục, ông có còn là con người nữa hay không?
Nguyễn Trãi trợn mắt đứng dậy:
- Bình Định Vương vẫn chưa hồi tỉnh, nơi đây ta là kẻ có quyền cao nhất, việc này ý ta đã quyết, kẻ nào còn nói thêm một câu nữa xử tử theo quân pháp.
Đinh Liệt nghiến răng:
- Tốt nhất ông đừng để sau này lọt vào tay tôi nếu không tôi nhất định không cho ông chết yên thân.
Bọn Đinh Liệt hậm hực lui ra, chỉ còn một mình Nguyễn Trãi đứng thơ thẩn nhìn trời.
Bên trong, chỉ còn một Bình Định Vương vẫn chưa hồi tỉnh.

Ai ai cũng bảo Nguyễn Trãi máu lạnh vô tình bỏ rơi huynh đệ, nào có ai suy nghĩ, bước tiếp theo ông ta suy tính là gì?
Lê Tướng Quân, vong linh ngài trên cao biết được nhất định ngài sẽ cười.
Bởi vì Trãi tôi muốn làm ba quân khóc...

* * *

Hỡi ba quân, Nguyễn Trãi ta thực sự thấy sợ...

- Ta sợ vì cái gì? Sợ vì thiên binh vạn mã của giặc? Hay sợ vì bên ta binh ít tướng bệnh? Lương thực không đủ dùng? Ta sợ cảnh bóng cờ xí của giặc bao vây tứ phương hay sợ cảnh anh hùng mạt lộ chẳng đường vẫy vùng?
Ông nắm chặt tay đưa lên trời nói lớn:
- Không, ta không sợ bại, không sợ chết, ta chỉ sợ ông trời để kẻ vô đạo sống trên trần gian. Người đã chết còn bị quật xác, chặt đầu, lăng nhục đến chết không yên thân, bọn chúng còn nhân tính nữa hay không?
Một binh sĩ bước lên:
- Nguyễn tiên sinh? Trời có mắt hay không?
Nguyễn Trãi:
- Không nên hỏi mắt trời còn hay không mà nên tự hỏi bản thân chúng ta đã cho trời thấy những gì, nếu chúng ta không thể thoát khỏi nơi này phụ tấm lòng của Lê tướng quân, để cho lũ cầm thú đội lốt người ấy sống sót thì chính là tuyệt đi đạo trời, tự đâm mù thiên nhãn. Các binh sĩ, các người có muốn xây dựng đạo trời, có muốn điểm nhãn cho trời xanh không?
Các binh sĩ đồng loạt hô vang:
- Quyết chí trả thù cho Lê tướng quân, quyết chí dựng lại đạo trời, quyết chí điểm lại thiên nhãn.


Ngày hôm ấy, nước mắt binh sĩ đã chảy.

* * *

- Báo cáo tướng quân, từ trong núi đột nhiên xuất hiện thêm một toán quân Lam Sơn nữa.
Trần Phúc thoáng ngạc nhiên:
- Lê Lợi đã chết, bọn chúng còn dám xông ra nữa hay sao? Có khoảng bao nhiêu tên?
- Có lẽ...có lẽ áng chứng chưa đến hai ngàn.
TRần Phúc cười nhạt:
- Tưởng gì, lại thêm hai ngàn con thiêu thân lao vào biển lửa, mau sai Đinh Lục dẫn năm ngàn tinh binh tiễn bọn chúng về cõi chết cho ta.

* * *

Vừa thấy quân Lam Sơn ầm ầm phóng ra, Đinh Lục cười nhạt rồi ra lệnh:
- Chia quân theo thế Địa Võng hễ địch quân vào trận thì lập tức biến đổi thành trận Thiên La, chúng ta có năm ngàn lẽ nào lại sợ hơn ngàn tên sắp chết đó?
Binh sĩ dạ ran một tiếng rồi lập tức thi hành, chợt viên phó tướng kêu lên:
- Tướng quân...tướng quân có chuyện này kỳ lạ.
- Chuyện gì?
- Quân địch tất cả đều chảy nước mắt.
Đinh Lục lấy làm ngạc nhiên nhìn kỹ chợt y giật mình kêu lên:
- Sát khí mạnh quá.
Viên phó tướng tái mặt:
- Bọn chúng thi hành trận thế mũi dùi, hỏng rồi, e rằng Địa Võng chưa kịp lập đã bị mũi dùi khoan thủng.
- Mau đổi đội hình.
Chỉ tiếc đã quá muộn.
Binh sĩ Lam Sơn không hiểu sức mạnh từ đâu, liên tục hô lớn:
- Không thành công cũng thành nhân, thề diệt phường vô đạo.
- Trả thù cho Lê tướng quân.
- Sát.
Binh lính nhà Minh vốn dĩ đông gấp mấy lần nhưng đứng trước binh sĩ Lam Sơn cả bọn vô hình chung đều thấy một thứ khí thế chèn ép, không ai bảo ai cả lũ tự nhiên run lên.
Từng hàng ngang quân Minh dàn ra không ngờ trước sức mạnh như chẻ tre của quân Lam Sơn chỉ trong thoáng chốc bị xuyên thủng, đúng như viên phó tướng đã nói, trận chưa thành đã bị phá, sĩ khí chưa đánh đã tự tan.
Tại sao? Tại sao quân Minh binh lực đông đúc, người nào người nấy đều mạnh khỏe, anh dũng, tại sao không đón nổi một đòn?

Ngày hôm ấy, một ngàn năm trăm binh tàn tướng đói của nghĩa quân Lam Sơn đại phá hơn năm ngàn binh hùng tướng mạnh nhà Minh.

Sĩ khí thua, chủ tướng bại, quân Minh chẳng còn gì bấu víu, mặc dù quân đông gấp mấy lần nhưng cũng giẫm đạp lên nhau mà chạy.
Bọn chúng không thua ở thế mà bại ở khí. Không phải thua dưới tay lính việt mà bại bởi vong linh của kẻ đã khuất.

Khí người chết nuốt thế kẻ sống.
Đây có phải mâu thuẫn không?
Chuyện lê Lai liều thân cứu chúa ai cũng biết, nào ai nhớ ẩn tình bên trong là gì?

* * *

Kẻ tội đồ lại trở thành nhất đại công thần được người người kính ngưỡng.
Đó có phải mâu thuẫn không?

- Lời thề nhớ công lao của Lê Lai tiên sinh đã viết xong chưa?
- Chưa xong.
- Sao vẫn chưa hoàn thành? Có phải tiên sinh sợ sau khi hoàn thành, mạng của tiên sinh cũng hoàn thành phải không?
- Bình Định Vương đã nảy sát ý rồi ư?
- Đừng tưởng ta không biết, cách đây hai năm khi lần đầu gặp Lê Lai, ông đã biết rõ đệ ấy chẳng có tài năng gì xuất chúng nhưng cũng đặc biệt đề cử lên chức tướng quân rồi thăng làm hộ vệ của ta, nhất định là để chờ cái ngày dựng lên một màn Lê Lai liều mình cứu chúa.
- Phải. Trên đời này mỗi người có một sứ mệnh riêng, sứ mệnh của Bình Định Vương là lãnh đạo mọi người đuổi quân xâm lược, sứ mệnh của Trãi tôi là dốc lòng phò trợ minh chúa đánh đuổi đại nghiệp, còn sứ mệnh của Lê tướng quân chính là vì người mà hy sinh.
- Vậy tại sao khi biết di thể của đệ ấy bị quân thù làm nhục ông không những không can thiệp mà còn cấm không cho Nguyễn Phi Hùng và Đinh Liệt đi lấy xác về?
- Với bản lĩnh của Đinh Liệt và Nguyễn Phi Hùng muốn lấy xác của Lê tướng quân trong thiên binh vạn mã chẳng phải điều gì quá khó khăn nhưng nếu xác của Lê tướng quân được đưa về, chúng ta muốn lưu giữ tính mạng của một ngàn năm trăm tướng sĩ còn lại đồng thời đại phá quân địch còn khó hơn lên trời.
- Giỏi cho một Nguyễn Trãi, thật không ngờ ông đã đưa Lê Lai đến chỗ chết rồi mà vẫn còn có thể tận dụng thể xác của đệ ấy khích lệ lòng quân.
- Trãi tôi đã có gan đẩy Lê tướng quân vào chỗ chết thì cũng có gan chuẩn bị tinh thần đi theo người. Chỉ vì tôi biết Bình Định Vương tuyệt đối không giết tôi.
- Đúng, để đuổi giặc Ngô ra khỏi bờ cõi không thể thiếu Nguyễn Trãi.
- Càng không thể thiếu Lê Lợi. Bình Định Vương, sở dĩ Nguyễn Trãi không hoàn thành lời thề này vì còn thiếu một đạo lý nhưng giờ đã có được rồi.
- Đạo lý gì?
- Đạo lý dành cho Bình Định Vương: Muốn trở thành người cứu quốc đánh đuổi giặc Ngô ra khỏi bờ cõi, điều kiện đầu tiên là gì? Có phải nhân nghĩa không?
- Không, muốn thành người cứu quốc, trước hết phải...

Là người sống.

Nguyễn Trãi chợt mỉm cười:
- Bình Định Vương, Hán Cao Tổ, Tống Thái Tổ đều là những bậc đế vương sống rất dai.
- Nhưng những công thần đi theo họ đều đoản mạng.
- Ngài sau này liệu có thành Hán cao tổ hay không?
- Tiên sinh sau này liệu có trở thành Hàn Tín không?

Người đời ai cũng nói Lê Lợi là người nhân nghĩa, nào ai biết trong lòng ông ta đang toan tính điều gì?

Lê Lợi lại cười:
- Đột nhiên ta nhớ ra một điểm quan trọng. Hán Cao Tổ họ Lưu, còn Lê Lợi ta họ Lê.
Nguyễn Trãi không ngờ lại cười theo:
- Tôi cũng sực nhớ, Hàn Tín họ Hàn, còn tôi họ Nguyễn.
- Khi mới tiên sinh mới đến với khởi nghĩa Lam Sơn, trên lá rừng đột nhiên xuất hiện hàng chữ: Lê Lợi chi quân, Nguyễn Trãi chi thần, có điều quân xử thần tử, thần bất tử bất trung.
- Hôn quân Trụ Vương sát hại triều thần để đời đời bị nguyền rủa, Gia Cát Khổng Minh thất cầm Mạnh Hoạch để lại tiếng thơm cho muôn đời sau. Bình Định Vương, ngài nghĩ ngài giống Trụ Vương hay giống Gia Cát Lượng?
- Ta nói rồi, Trụ Vương là Trụ Vương, Gia Cát Khổng Minh họ Gia Cát, còn ta, ta họ Lê, là Bình Định Vương.

Trong thời đại này, chẳng ai nói thật với lòng mình.
Nói dối thành quen, nguồn gốc mâu thuẫn là đây.

* * *
Sử Chép: Sau thắng lợi 1 năm, đầu năm 1429, Lê Lợi viện cớ mưu phản, sai người đi bắt hỏi tội Trần Nguyên Hãn, ông nhảy xuống sông tự vẫn. Vì Nguyên Hãn là anh em họ của Nguyễn Trãi nên ông cũng cũng bị bắt giam vì nghi ngờ có liên quan tới tội mưu phản. Sau đó vì không có chứng cứ buộc tội, vua Lê lại thả ông ra. Tuy nhiên cũng từ đó ông không còn được trọng dụng như trước nữa.
Bị oan khuất, sau khi ra khỏi ngục, ông làm bài Oan thán bày tỏ nỗi bi phẫn, trong đó có câu:

Hư danh thực hoạ thù kham tiếu,
Chúng báng cô trung tuyệt khả liên.

Dịch:
Danh hư thực họa nên cười quá,
Bao kẻ dèm pha xót người trung

Có người nói cuộc thanh trừng công thần của Lê Thái Tổ có động cơ từ việc muốn thiên hạ hết mong nhớ nhà Trần; đồng thời cũng là cuộc tranh chấp quyền lực thời bình giữa các tướng có xuất thân họ hàng hoặc cùng quê với vua Lê - do Lê Sát đứng đầu - và các tướng xuất thân vùng khác, tiêu biểu là Trần Nguyên hãn và Phạm Văn Xảo. Hơn nữa đó lại còn là cuộc tranh chấp ngôi thái tử giữa con cả của vua là Lê Tư Tề (người từng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và được Nguyên Hãn ủng hộ) với con thứ Lê Nguyên Long (được Lê Sát ủng hộ) nhưng cũng có kẻ bảo thực chất hành động vắt chanh bỏ vỏ của Thái Tổ thực chất là để dẹp trừ những người có quan hệ mật thiết với Nguyễn Trãi rồi khép tội ông, trả thù cho Lê Lai.
coppy từ lươngsonbac.com
========================================================================
Về Đầu Trang Go down
http://karatevn.tk
 

AI MUỐN CÙNG TA ĐI VÀO CHỖ CHẾT ?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

Upload hình
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Việt Nam online :: Việt Nam online :: Lịch sử-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất